Chuyên gia trả lời: Chào Thanh Hiền, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xin cung cấp đến bạn một số thông tin như sau:
4 phương pháp kiểm soát tiểu không tự chủ
4 phương pháp điều trị tiểu không tự chủ phổ biến hiện nay là:
Dùng thuốc
- Thuốc kháng cholinergics: Giúp giảm tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, bao gồm oxybutynin (ditropan), tolterodine (detrol), darifenacin (enablex) solifenacin v) và trospium (sanctura).
- Thuốc chẹn alpha: Tamsulosin (flomax), doxazosin (cardura), có tác dụng làm bàng quang trống rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu.
Liệu pháp can thiệp
Các liệu pháp can thiệp được sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ gồm có:
- Tiêm bulking: Sử dụng collagen, zirconi, hạt carbon để tiêm vào các mô xung quanh niệu đạo, giúp làm chắc cơ niệu đạo và giảm rò rỉ nước tiểu. Việc tiêm bulking thường cần phải lặp lại sau mỗi 6 đến 18 tháng.
- Kích thích thần kinh xương cùng: Sử dụng thiết bị, tương tự như máy tạo nhịp tim, được cấy dưới da ở mông và nối với dây thần kinh xương cùng. Thiết bị này sẽ phát ra các xung điện kích thích để kiểm soát hoạt động của bàng quang.
Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống
- Duy trì lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng giúp bạn hạn chế được tình trạng tiểu không tự chủ.
- Tránh những loại thực phẩm có thể gây kích thích bàng quang như cà phê, bia, rượu, nước uống có ga hoặc hoa quả có nhiều axit như cam, chanh, cà chua, gia vị cay nóng,…
- Không hút thuốc lá.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Tăng cường rau xanh, chất xơ để ngăn ngừa táo bón, vì táo bón có thể làm trầm trọng hơn tình trạng tiểu không tự chủ.
Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện tiểu không tự chủ
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Hiện nay, nhiều người lựa chọn sản phẩm chứa thành phần chính bạch tật lê để cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ bởi:
- Alcaloid trong hạt và kali clorid trong quả của bạch tật lê có tác dụng lợi tiểu. Phân đoạn alkaloid có tác dụng lợi niệu yếu ở những bệnh nhân bị cổ trướng và phù. Theo nghiên cứu năm 2008 ở Iraq, hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất hữu cơ cùng dung dịch nước từ quả, lá và rễ cây bạch tật lê được sử dụng làm thuốc chống nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Bạch tật lê có tác dụng làm tăng trương lực cơ, trong đó có các cơ kiểm soát phản xạ đi tiểu bình thường ở bàng quang và vùng chậu như cơ chóp, cơ thắt niệu đạo trong - ngoài, cơ sàn chậu; từ đó làm tăng sức khỏe của bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang; giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng tiểu không tự chủ.
- Bạch tật lê còn chứa nhiều thành phần quý khác có tác dụng làm sạch các mô bàng quang, giữ cho đường tiết niệu khỏe mạnh, giảm sưng viêm, cân bằng lượng nước tiểu thích hợp.
Bạch tật lê giúp giảm tiểu không tự chủ an toàn, hiệu quả
Chuyên gia thận-tiết niệu