Nhảy dây bị són tiểu là tình trạng khá phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc, thậm chí còn có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý. Vậy nhảy dây bị són tiểu do nguyên nhân nào? Nhảy dây bị són tiểu làm sao để cải thiện? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để có câu trả lời cho thắc mắc trên nhé!
Nhảy dây bị són tiểu do nguyên nhân nào?
Nhảy dây bị són tiểu là tình trạng mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện, dẫn đến sự rò rỉ nước tiểu ra ngoài. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:
Cơ bàng quang, cơ sàn chậu suy yếu
Tình trạng nhảy dây bị són tiểu có thể bắt nguồn từ một số thay đổi liên quan đến quá trình lão hóa. Theo nghiên cứu, các sợi cơ vân dọc theo niệu đạo và ở cổ bàng quang yếu dần theo tuổi, điều này làm giảm khả năng kiểm soát co thắt niệu đạo theo ý muốn. Các cơ sàn chậu dần lão hóa, không thể duy trì khả năng nâng đỡ bàng quang và kiểm soát niệu đạo. Đồng thời, khả năng đóng tối đa của niệu đạo suy giảm theo tuổi tác, không thể thắt chặt để giữ nước tiểu, dẫn đến tình trạng rò rỉ nước tiểu.
Phụ nữ sau sinh
Do lúc mang thai, cơ sàn chậu phải chịu áp lực từ thai nhi trong một thời gian dài nên sau khi sinh có thể bị suy yếu. Điều này dẫn đến sự rò rỉ nước tiểu khi chơi thể thao, nhảy dây. Ngoài ra, quá trình sinh nở ở phụ nữ cũng gây tổn thương các mô và dây thần kinh, dẫn đến sự suy yếu cơ sàn chậu, cơ vòng tiết niệu và giảm khả năng kiểm soát nước tiểu.
Rối loạn nội tiết tố estrogen ở phụ nữ
Ở phụ nữ, lượng estrogen giảm dẫn đến teo các mô niệu đạo, đồng thời giảm sức cản cũng như áp lực đóng tối đa của cơ vòng niệu đạo, dẫn đến tình trạng nhảy dây bị són tiểu.
Nhảy dây bị són tiểu do nguyên nhân nào?
Nhảy dây bị són tiểu làm sao để cải thiện?
Để cải thiện tình trạng nhảy dây bị són tiểu, người bệnh có thể lưu ý một số biện pháp sau:
Bài tập kegel
Để cải thiện tình trạng nhảy dây bị són tiểu, cần có giải pháp tăng cường cơ sàn chậu, cơ bàng quang. Ở một số nước phát triển, liệu pháp tập luyện cơ sàn chậu là một phần chăm sóc sức khỏe của phụ nữ sau sinh.
Lưu ý khi tập kegel:
- Trong khi thực hiện bài tập này, cố gắng không cử động cơ chân, cơ mông và cơ bụng, đồng thời hãy hít thở đều đặn.
- Nên thực hiện bài tập co thắt cơ sàn chậu 3 lần mỗi ngày trong 2 - 3 tháng để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thuốc tây
Một số loại thuốc có thể điều trị chứng són tiểu, bao gồm thuốc kháng cholinergic như oxybutynin, chống trầm cảm duloxetine. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, táo bón, khô miệng,…
Thuốc tây giúp cải thiện tình trạng nhảy dây bị són tiểu
Sử dụng thảo dược
Các biện pháp trên chỉ giúp giảm triệu chứng nhảy dây bị són tiểu chứ không tác động vào nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này (cơ bàng quang suy yếu, rối loạn). Chính vì vậy, nhiều người lựa chọn thảo dược bạch tật lê giúp khắc phục hạn chế nêu trên. Trong chương trình tư vấn sức khỏe trên kênh phát thanh VOV1, TS. BS Vũ Thị Khánh Vân cho biết: “Từ xa xưa, y học cổ truyền đã sử dụng bạch tật lê với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng sinh thực vật, chống viêm và lợi tiểu, bổ thận, tráng dương. Theo đông y, thận chủ nhị tiện (đại tiện, tiểu tiện), khi thận dương hư, khí hóa bàng quang không tốt, không cầm được tình trạng mót tiểu. Bạch tật lê không chỉ được sử dụng lâu đời, mà còn được xuất hiện trong các đề tài của y học hiện đại năm 2008, bạch tật lê có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng sinh thực vật, giúp đường tiểu sạch, chống viêm nhiễm, cải thiện tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu đêm. Nghiên cứu năm 2015 chứng minh bạch tật lê giúp tăng cường sức khỏe cơ bàng quang, tăng trương lực của cơ bàng quang, giảm kích thích, cải thiện rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu đêm”.
Ngân Khánh