Chuyên gia trả lời: Chào Đặng Uyên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chắc hẳn tình trạng mắc tiểu không nín được gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bạn. Chúng tôi xin cung cấp đến bạn một số thông tin như sau:
Mắc tiểu không nín được là bệnh gì?
Mắc tiểu không nín được là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến hiện nay, gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Tình trạng này có thể do một số bệnh lý như:
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là một trong những lý do gây nên tình trạng mắc tiểu không nín được. Viêm nhiễm ở đường tiết niệu làm tăng áp lực lên các thụ thể báo hiệu khi cần đi tiểu, gây rối loạn, dẫn đến mắc tiểu không nín được.
Rối loạn thần kinh: Những người mắc bệnh parkinson, đột quỵ hay u não,… có thể gây rối loạn dây thần kinh kiểm soát hoạt động tiểu tiện nên dễ gặp tình trạng mắc tiểu không nín được.
Phì đại tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mắc tiểu không nín được. Điều này được giải thích do tuyến tiền liệt nằm gần bàng quang, có khối u ở đây sẽ dẫn đến chèn ép lên bàng quang, làm giảm khả năng chứa đựng nước tiểu, dẫn đến tiểu nhiều lần, mắc tiểu không nín được.
Bàng quang kích thích: Bàng quang kích thích là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mắc tiểu không nín được. Bình thường, bàng quang có khả năng chứa đựng 400 – 620ml nước tiểu, sau khi đầy mới gửi tín hiệu đến trung tâm mót tiểu, kích thích phản xạ đi tiểu. Tuy nhiên, ở những người cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, dẫn đến bàng quang kích thích thì chỉ cần một lượng nhỏ nước tiểu đã có cảm giác mắc tiểu, thậm chí rối loạn cơ kiểm soát phản xạ tiểu tiện nên dẫn đến mắc tiểu không nín được.
Làm sao để cải thiện tình trạng mắc tiểu không nín được?
Đặng Uyên thân mến, bạn thắc mắc làm sao cải thiện tình trạng mắc tiểu không nín được. Để hạn chế tình trạng này cần tăng cường trương lực cơ bàng quang, tăng lượng nước tiểu được chứa đựng, bạn có thể lưu ý một số biện pháp sau:
- Hạn chế đồ uống chứa nhiều chất kích thích, đồ ăn cay nóng bởi những thực phẩm này có chứa chất gây kích thích bàng quang, gây rối loạn tiểu tiện.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên vừa giúp tăng cường sức khỏe cơ bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu, đồng thời giảm áp lực lên bàng quang một cách đáng kể, hạn chế tình trạng mắc tiểu không nín được.
- Dùng thuốc: Một trong những phương pháp điều trị mắc tiểu không nín được là sử dụng một số loại thuốc có thành phần từ thuốc chống trầm cảm hoặc ức chế thần kinh. Tuy nhiên những loại thuốc này có hiệu quả ức chế tạm thời, sẽ biến mất khi ngừng thuốc và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của người mắc.
- Sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược: Hiện nay nhiều người có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị mắc tiểu không nín được. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là bạch tật lê. Từ xa xưa, bạch tật lê đã có trong thành phần 5 loại thuốc sắc cổ truyền Ấn Độ dùng trị sỏi thận. Ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra tác dụng của bạch tật lê có tác dụng làm tăng trương lực cơ, trong đó có các cơ kiểm soát phản xạ đi tiểu bình thường ở bàng quang và vùng chậu như cơ chóp, cơ thắt niệu đạo trong và ngoài, cơ sàn chậu, từ đó làm tăng sức khỏe của bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu, giúp kiểm soát chứng mắc tiểu không nín được.