“Viêm bàng quang có tự khỏi không?”. Rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh này thường đặt ra câu hỏi như vậy. Nhiều người cho rằng, bệnh viêm bàng quang có thể tự khỏi sau một thời gian. Thực hư ra sao, bạn hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên nhé!

Viêm bàng quang có tự khỏi không?

Theo các chuyên gia, bệnh lý viêm bàng quang không thể tự khỏi. Do vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh chính và phát triển rất nhanh. Nếu không có phương pháp kiểm soát kịp thời, khoa học thì thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài mà hiệu quả không cao. Các triệu chứng của viêm bàng quang dai dẳng khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu, mệt mỏi.

Thậm chí, nhiều trường hợp nếu để kéo dài mà không được điều trị, bệnh viêm bàng quang sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính và tái phát nhiều lần. Viêm nhiễm lan rộng sang bộ phận sinh dục gây ra các bệnh viên nhiễm phụ khoa, nam khoa, chức năng sinh lý bị rối loạn,…

Viêm bàng quang có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm thận, nhiễm trùng thận,… đe dọa trực tiếp tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của nam và nữ giới. Nhiều trường hợp gây biến chứng vô sinh, hiếm muộn. Nặng còn gây nhiễm trùng huyết, nguy hiểm đến tính mạng.

viem-bang-quang-co-the-gay-ra-nhieu-bien-chung-nguy-hiem-neu-khong-duoc-chua-tri-kip-thoi.webp

Viêm bàng quang có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời

>>> Xem thêm: Viêm bàng quang mãn tính – Bệnh nguy hiểm không thể chủ quan

Biến chứng của bệnh viêm bàng quang

Một số biến chứng của bệnh viêm bàng quang bao gồm:

Biến chứng trên thận

Bàng quang và thận cùng thuộc hệ tiết niệu, nối với nhau bởi niệu đạo. Bởi vậy, vi khuẩn gây bệnh ở bàng quang có thể di chuyển ngược lên thận, dẫn đến viêm nhiễm tại đây. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm tổn hại đến thận, nghiêm trọng hơn là gây suy thận. Lúc này, bắt buộc người bệnh phải được điều trị chuyên sâu hoặc chạy thận với chi phí vô cùng tốn kém.

nhiem-trung-than-la-bien-chung-thuong-gap-nhat-cua-benh-viem-bang-quang.webp

Nhiễm trùng thận là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm bàng quang

Nhiễm trùng huyết

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu trong những đợt bùng phát và dẫn đến nhiễm trùng huyết với triệu chứng như: Sốt cao, rét run, nhịp tim bất thường, hoa mắt, chóng mặt,… Tình trạng nhiễm trùng huyết có mức độ nguy hiểm cao vì sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng và tử vong.

Biến chứng thai kỳ

Bệnh viêm bàng quang ở bà bầu là trường hợp cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai, dọa sinh non, trẻ sơ sinh thiếu cân,…

Vô sinh, hiếm muộn

Vi khuẩn gây bệnh viêm bàng quang còn lây lan, xâm nhập vào bộ phận sinh dục dẫn đến viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn và viêm tuyến tiền liệt. Các bệnh viêm nhiễm này làm giảm chức năng của cơ quan sinh sản và gây nguy cơ vô sinh, hiếm muộn rất cao.

Ung thư bàng quang

Mặc dù mối liên hệ không rõ ràng nhưng những người bị viêm bàng quang, đặc biệt là trường hợp viêm mạn tính mà không được điều trị tốt sẽ có nguy cơ cao dẫn đến ung thư bàng quang. Để điều trị, cần chẩn đoán mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe. Một số phương pháp điều trị ung thư bàng quang hiện nay bao gồm hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, các liệu pháp miễn dịch và liệu pháp sinh học.

ung-thu-bang-quang-la-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-viem-bang-quang.webp

Ung thư bàng quang là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm bàng quang

Cách chữa bệnh viêm bàng quang

Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh mà phương pháp điều trị sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh viêm bàng quang mà bạn có thể tham khảo.

Thuốc trị viêm bàng quang

Điều trị viêm bàng quang bằng kháng sinh là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Để chọn loại kháng sinh phù hợp với bạn còn tùy thuộc vào thời gian mắc, số lần tái phát và các bệnh nền kèm theo, đặc biệt là loại vi khuẩn gây bệnh.

Những thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để điều trị viêm bàng quang như: Amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim. Ngoài ra còn có thể sử dụng thêm các loại thuốc như: Papaverina, no-shpy, platyfillina, baralgin, spazmalgona để giảm đau trong quá trình điều trị bệnh viêm bàng quang.

  • Đối với người bị nhiễm bệnh lần đầu, cần sử dụng kháng sinh trong 3 ngày đến 1 tuần để tránh tình trạng kháng thuốc.
  • Nhiễm trùng tái phát thì thời gian sử dụng kháng sinh cần kéo dài hơn, khoảng từ 15-20 ngày.
  • Viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện khá phức tạp vì các vi khuẩn ở đây đa số kháng thuốc. Do vậy, sẽ thường cần phối hợp nhiều loại kháng sinh.
  • Phụ nữ mãn kinh có thể sử dụng thêm các thuốc estrogen dạng kem.

Trong trường hợp các ổ viêm nhiễm không khống chế được bằng thuốc hoặc gây ra biến chứng tại thận như áp-xe, gây mủ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định việc phẫu thuật cho người bệnh.

su-dung-amoxicillin-ciprofloxacin-trong-dieu-tri-viem-bang-quang.webp

Sử dụng amoxicillin, ciprofloxacin,... trong điều trị viêm bàng quang

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để cải thiện triệu chứng do viêm bàng quang gây ra. Bao gồm:

  • Uống nhiều nước để tăng số lần đi tiểu, giúp giảm bớt số lượng vi khuẩn qua nước tiểu.
  • Chườm ấm là biện pháp giảm đau đơn giản và hiệu quả. Bạn nên đặt một túi chườm ấm lên vùng bụng dưới để giảm các triệu chứng do viêm bàng quang gây ra.
  • Tránh thức ăn cay, trái cây chua, cà phê,... Những đồ uống và thức ăn này có thể khiến các triệu nóng rát và đau khi đi tiểu trở nên nghiêm trọng hơn.

Thảo dược thiên nhiên cải thiện viêm bàng quang

Bạn cũng có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên để cải thiện bệnh viêm bàng quang. Một số loại thảo dược được sử dụng rộng rãi như: Bạch tật lê, trinh nữ hoàng cung, hoàng cầm, hạt bí ngô, chi tử,... đem đến hiệu quả tốt. Cụ thể:

  • Một nghiên cứu thực hiện tại Iraq đã chứng minh bạch tật lê có tác dụng kháng khuẩn. Trong dân gian, thảo dược này thường xuất hiện trong các bài thuốc chống nhiễm trùng ở đường tiết niệu, giúp cải thiện tình trạng viêm bàng quang hiệu quả.
  • Hoàng cầm, trinh nữ hoàng cung cũng được tiến hành nghiên cứu chứng minh có tác dụng cải thiện chức năng của bàng quang nhờ khả năng chống viêm và bảo vệ đường tiết niệu hiệu quả.
  • Hạt bí ngô là một nguồn giàu vitamin, vi lượng, axit oleic và axit linoleic. Thành phần này hỗ trợ duy trì trương lực cho bàng quang, đảm bảo chức năng hoạt động bình thường.

Các loại thảo dược này khi kết hợp với nhau trong cùng một sản phẩm sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm bàng quang, ngăn ngừa tái phát. Bên cạnh đó, sản phẩm được đánh giá cao vì tính an toàn, không gây tương tác thuốc.

bach-tat-le-giup-cai-thien-hieu-qua-tinh-trang-viem-bang-quang.webp

Bạch tật lê giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm bàng quang 

Viêm bàng quang điều trị bao lâu khỏi?

Có nhiều yếu tố khác nhau quyết định thời gian điều trị viêm bàng quang. Một số yếu tố như mức độ bệnh lý, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe, cơ sở y tế. Do đó, điều trị viêm bàng quang bao lâu mới khỏi dứt điểm khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Thời gian điều trị có thể không đồng nhất với dự kiến của bác sĩ. Vì vậy, cần hiểu về bệnh và kiên trì trong điều trị nhằm đạt được kết quả kiểm soát viêm bàng quang tốt nhất.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giúp giải đáp thắc mắc: “Viêm bàng quang có tự khỏi không?”. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh viêm bàng quang, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.    

Tài liệu tham khảo

https://www.healthline.com/health/cystitis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/152997

https://www.cdc.gov/sepsis/what-is-sepsis.html