Viêm bàng quang mãn tính là căn bệnh phổ biến thường gặp ở cả nam giới và nữ giới hiện nay. Bệnh viêm bàng quang mãn tính nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Viêm bàng quang mãn tính là bệnh gì?

Viêm bàng quang mãn tính (hay viêm bàng quang kẽ) là tình trạng viêm bàng quang cấp tính (do nhiễm khuẩn cấp tính bắt nguồn từ bàng quang) tái phát nhiều lần, không được chẩn đoán sớm và hướng điều trị chưa phù hợp. Viêm bàng quang mãn tính thường kéo dài, gây ra cảm giác đau hoặc nóng rát ở vùng xương chậu và hay phải đi tiểu nhiều lần.

Bệnh viêm bàng quang mãn tính ở nữ giới phổ biến hơn so với nam giới. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh phụ thuộc vào biểu hiện của người mắc là viêm bàng quang thông thường hay viêm bàng quang biến chứng.

viem-bang-quang.jpg

 Viêm bàng quang mãn tính là căn bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ bài tiết

Nguyên nhân gây viêm bàng quang mãn tính

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm bàng quang mãn tính, thường là do vi khuẩn đường ruột xâm nhập. Trong đó chủ yếu là vi khuẩn E.coli, sau đó là gram âm, gram dương,... Một số nguyên nhân có thể gây ra viêm bàng quang, bao gồm:

Do thói quen sinh hoạt

Những người thường có thói quen nhịn tiểu, sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh hay các dung dịch tẩy rửa có nhiều hóa chất độc hại,… rất dễ mắc bệnh viêm bàng quang. Ngoài ra, viêm bàng quang mãn tính ở nữ có thể do vệ sinh vùng kín không đúng cách, sử dụng các loại băng vệ sinh, tampon cũng là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng.

Do hệ thống miễn dịch suy yếu

Ở những người mắc HIV/AIDS hoặc đang điều trị ung thư, các bệnh tự miễn thường có hệ thống miễn dịch suy yếu. Lúc này, cơ thể dễ bị vi khuẩn, virus và mầm bệnh xâm nhập gây viêm bàng quang và các bệnh lý nhiễm trùng khác. 

Do một số bệnh lý

Khi mắc các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục, tiết niệu như sỏi, u bàng quang, hẹp niệu đạo,... nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến viêm bàng quang. Do các bộ phận này quan hệ mật thiết với nhau nên mầm bệnh có xu hướng di chuyển và lây lan đến cơ quan lân cận.

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn (thường xuyên quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục thô bạo, quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su,...) rất dễ làm lây nhiễm các bệnh như sùi mào gà, giang mai, lậu,... Những loại virus, vi khuẩn hay nấm này có thể lây lan và tấn công dẫn đến viêm bàng quang.

Triệu chứng của bệnh viêm bàng quang mãn tính

Các triệu chứng lâm sàng của viêm bàng quang mãn tính tương tự với viêm bàng quang cấp tính nhưng không rầm rộ và cường độ thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng đối với phụ nữ thường trở nên nghiêm trọng hơn vào thời kỳ kinh nguyệt.

Khi bị viêm bàng quang mãn tính, người bệnh sẽ có các biểu hiện sau đây:

  • Tiểu khó, tiểu máu, nước tiểu có mủ ở cuối bãi.

  • Khi bàng quang đầy, người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ ở phần trên của khớp mu. Đôi khi, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn, thậm chí cơn đau sẽ lan xuống niệu đạo và âm hộ (nữ giới). Cơn đau thường giảm bớt hoặc biến mất sau khi đi tiểu.

  • Người bệnh luôn có cảm giác phải đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là về đêm, thậm chí còn bị tiểu són, tiểu không tự chủ.

  • Bệnh nhân bị viêm bàng quang mãn tính thường không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ dưới 38 độ C.

Trong giai đoạn đầu của bệnh viêm bàng quang mãn tính, mức độ nguy hiểm chưa cao, chỉ gây ra một số bất tiện cho cuộc sống của người mắc như đi tiểu khó, đau buốt,... Tuy nhiên, nếu không khám chữa kịp thời thì có thể dẫn đến viêm bàng quang mãn tính với các triệu chứng phức tạp và khó điều trị hơn. 

dau-ha-vi-la-trieu-chung-cua-viem-bang-quang-man-tinh.jpg

Đau vùng hạ vị là triệu chứng điển hình của viêm bàng quang mãn tính

Viêm bàng quang mãn tính có nguy hiểm không?

Viêm bàng quang mãn tính là căn bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ bài tiết. Do ngoài những triệu chứng khó chịu, đau đớn, bệnh còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây thiếu máu: Bệnh viêm bàng quang mãn tính có thể gây triệu chứng tiểu ra máu. Lâu ngày sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu máu trầm trọng cho người bệnh, thậm chí họ có thể rơi vào trạng thái ngất xỉu.

  • Viêm bể thận, đài thận: Vi khuẩn, virus phát triển ở bàng quang có thể di chuyển đến các thận gây tình trạng viêm nhiễm. Các bệnh viêm bể thận, viêm đài thận thường có mức độ nguy hiểm cao và tiến triển phức tạp.

  • Suy thận: Viêm bàng quang có thể gây nhiễm trùng thận vĩnh viễn và dẫn đến suy thận, khiến thận có nguy cơ bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Thường gặp ở các đối tượng là người già và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu.

  • Nguy cơ vô sinh: Do cấu tạo của bàng quang rất gần với cơ quan sinh sản của nam và nữ nên dễ lây nhiễm các bệnh viêm nhiễm. Khi âm đạo, tử cung, buồng trứng,... ở nữ giới hoặc tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh, mào tinh hoàn,... ở nam giới bị viêm nhiễm nặng không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây vô sinh.

  • Viêm bàng quang mãn tính với các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,... còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm lý của người mắc.

viem-bang-quang-man-tinh-tien-trien-thanh-suy-than.jpg

Viêm bàng quang mãn tính có thể tiến triển thành suy thận

Phác đồ điều trị viêm bàng quang mãn tính mới nhất

Viêm bàng quang mãn tính để lại cho người bệnh rất nhiều nguy hiểm. Phác đồ điều trị viêm bàng quang mới nhất thường là:

Điều trị bằng thuốc

Những loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm bàng quang mãn tính theo chỉ định của bác sĩ bao gồm:

  • Trimethoprim – Sulfamethoxazol: Đây là loại kháng sinh được bào chế dưới dạng thuốc tiêm, dung dịch uống hoặc thuốc viên. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và được dùng để điều trị nhằm ngăn bệnh tái phát.

  • Cephalexin (Cefatam): Thuốc này chứa thành phần chính là cephalexin. Hoạt chất này có khả năng ức chế tốt đối với các chủng vi khuẩn gram âm và gram dương gây viêm bàng quang mãn tính.

  • Ceftriaxone: Thuốc này được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Ceftriaxone chống chỉ định đối với bệnh nhân suy gan và thận.

  • Fosfomycin: Đây là một loại kháng sinh mạnh nên thường được dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Thuốc được bào chế thành bột uống hoặc bột tiêm.

  • Nitrofurantoin: Các bác sĩ có thể chỉ định thuốc này cho người bệnh viêm bàng quang mãn tính nhưng chưa có biến chứng. Nitrofurantoin được sử dụng phổ biến giúp điều trị hoặc phòng ngừa tái phát các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Liều dùng sẽ thay đổi trên từng đối tượng và mục đích phòng hay điều trị.

Đa số các thuốc trên đều có thể để lại tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa hay nguy hiểm hơn như gây chứng thiếu máu tan máu, nhiễm độc gan, phổi,... Do đó, khi sử dụng người bệnh cần tuân thủ điều trị, dùng đúng liều và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

su-dung-thuoc-tay-y-giup-cai-thien-nhanh-viem-bang-quang-man-tinh.webp

Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân bị viêm bàng quang mãn tính

>>> XEM THÊM: 3 mẹo cải thiện tiểu đêm thường xuyên hiệu quả

Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là chỉ định cuối cùng nếu người bệnh đã thử các phương pháp điều trị khác mà không có hiệu quả. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Điều trị bằng cách kéo căng bàng quang: Kéo căng bàng quang hay hydrodistension là thủ thuật được thực hiện trong phòng mổ có gây mê. Nước vô trùng được sử dụng để làm căng bàng quang và tăng lượng nước tiểu mà bệnh nhân có thể chứa được. Nếu các triệu chứng được cải thiện trong một thời gian dài, thủ thuật này có thể được lặp đi lặp lại.

  • Đốt: Phương pháp này dùng dụng cụ đưa vào niệu đạo để đốt cháy các vết loét xuất hiện trong bệnh viêm bàng mãn tính. Phương pháp đốt nóng này có ưu điểm ít xâm lấn, hạn chế ảnh hưởng tới các cơ quan khác.

  • Cắt: Đây là thủ thuật sử dụng các dụng cụ đưa vào niệu đạo để cắt xung quanh khu vực bị loét. Việc cắt bỏ vết loét không phải luôn luôn hiệu quả mà còn có khả năng làm tăng thêm các triệu chứng.

  • Làm cho bàng quang lớn hơn: Trong phương pháp này này, bác sĩ đặt một miếng dán lên bàng quang để tăng thể tích của bàng quang. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Loại phẫu thuật này không loại bỏ được cơn đau, một số người cần sử dụng ống thông để dẫn lưu nước tiểu từ bàng quang nhiều lần trong ngày.

Kết hợp sử dụng các thảo dược để cải thiện viêm bàng quang mãn tính

Bệnh viêm bàng quang mãn tính cần điều trị lâu dài nên ngoài sử dụng thuốc tây, bạn nên kết hợp dùng các thảo dược tự nhiên. Một số loại thảo dược giúp cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh viêm bàng quang mãn tính như: Bạch tật lê, chi tử, trinh nữ hoàng cung, hoàng cầm, hạt bí ngô,... kết hợp có công dụng tăng trương lực bàng quang, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại mầm bệnh.

Một nghiên cứu tại Iraq đã chứng minh bạch tật lê có tác dụng kháng khuẩn mạnh và trong dân gian, thường xuất hiện trong các bài thuốc chống nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, hoàng cầm, trinh nữ hoàng cung cũng được tiến hành nghiên cứu có tác dụng cải thiện viêm bàng quang và bảo vệ đường tiết niệu hiệu quả. 

bach-tat-le.webp

Sử dụng các thảo dược tự nhiên giảm thiểu bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang mãn tính nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, để giảm nguy cơ mắc viêm bàng quang mãn tính và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cùng với chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý, kết hợp sử dụng thảo dược thiên nhiên. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy để lại comment hoặc số điện thoại bên dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.

Link tham khảo