Viêm bàng quang ở trẻ em là tình trạng bàng quang bị nhiễm khuẩn với biểu hiện đi tiểu nhiều và thường có cảm giác đau rát. Nếu không điều trị, viêm bàng quang có thể phát triển thành nhiễm trùng thận, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh viêm bàng quang ở trẻ nhỏ là gì? Cách chữa viêm bàng quang ở trẻ như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh lý này.

Nguyên nhân trẻ bị viêm bàng quang

Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm bàng quang ở cả trẻ em và người lớn. Thông thường, vi khuẩn như E. coli sống trên da và trong hệ thống đường ruột (nhiều nhất ở đại tràng). Nếu quá trình vệ sinh cho trẻ không sạch sẽ, chúng có thể xâm nhập từ hậu môn quay vào trong niệu đạo, đi lên bàng quang và gây viêm bàng quang. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới viêm bàng quang ở trẻ em như:

  • Mặc bỉm thường xuyên khiến phân và nước tiểu bị lẫn vào nhau, vi khuẩn E. coli có cơ hội xâm nhập vào niệu đạo, tới bàng quang. Trong phân có thể chứa vi khuẩn E. coli thải ra từ đường ruột. Khi phân và nước tiểu lẫn vào nhau sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm ở niệu đạo, bàng quang.
  • Nguyên nhân do cấu tạo bao quy đầu. Nếu bao quy đầu của bé trai có kích thước quá dài hay quá hẹp sẽ làm nước tiểu bị đọng lại ở bàng quang, tích tụ lâu gây viêm bàng quang.
  • Đối tượng là các bé gái do cấu tạo cơ thể có âm đạo nằm gần hậu môn. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli xâm nhập ngược trở lại theo đường niệu đạo, đi tới bàng quang gây viêm nhiễm.
  • Trẻ em dùng nhiều thuốc ức chế miễn dịch như cyclophosphami E cũng có khả năng cao bị viêm bàng quang. Do hệ miễn dịch bị ức chế dẫn đến giảm khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Trẻ em phải ghép nội tạng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm bàng quang. Nguyên nhân là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn như E.coli, Klebshiella, Pseudomonas, Proteus, Enterobarter,…

mac-bim-ta-thuong-xuyen-lam-vi-khuan-e.coli-xam-nhap-vao-bang-quang,-gay-viem-bang-quang.webp

Mặc bỉm tã thường xuyên làm vi khuẩn E.coli xâm nhập vào bàng quang, gây viêm bàng quang

Triệu chứng viêm bàng quang ở trẻ em

Viêm bàng quang gây ra rất nhiều sự khó chịu cho trẻ nhỏ. Rất khó để biết liệu trẻ có bị viêm bàng quang hay không, vì các triệu chứng khá mơ hồ và bé không thể dễ dàng truyền đạt cảm giác. Theo Viện quốc gia về bệnh đường tiết niệu, một số triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang ở trẻ em dưới 2 tuổi bao gồm:

  • Trẻ có biểu hiện nôn, buồn nôn và đi lỏng, tiêu chảy.
  • Trẻ thường xuyên có những biểu hiện cáu gắt, quấy khóc.
  • Trẻ có biểu hiện kém ăn và không chịu bú sữa.
  • Trẻ gầy, nhẹ cân, tăng cân chậm.
  • Trẻ tỏ ra mệt mỏi, yếu.
  • Trong một số trường hợp, trẻ chỉ có triệu chứng duy nhất là sốt.

Ở những trẻ trên 2 tuổi, các triệu chứng thường bao gồm:

  • Trẻ bị sốt.
  • Trẻ có cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu.
  • Nước tiểu đục, sẫm màu, có máu hoặc mùi tanh nồng.
  • Trẻ thường xuyên đi tiểu.
  • Trẻ kêu đau lưng hoặc bụng.

tre-co-bieu-hien-sot-khi-bi-viem-bang-quang.webp

Trẻ có biểu hiện sốt khi bị viêm bàng quang

Phác đồ điều trị viêm bàng quang ở trẻ em

Để có phác đồ hiệu quả khi điều trị viêm bàng quang ở trẻ em, trước hết cần phát hiện đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này và mức độ tiến triển của nó. Phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám. Sau đó, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có những giải pháp điều trị thích hợp. 

Thường thì các bác sĩ, chuyên gia y tế sẽ kê đơn thuốc tây hoặc khuyên dùng một số loại dược liệu cổ truyền để trị viêm bàng quang ở trẻ. Sau đây là những giải pháp có thể được áp dụng để điều trị cho trẻ bị viêm bàng quang, bao gồm:

Chữa viêm bàng quang ở trẻ bằng thuốc tây

Điều trị viêm bàng quang ở trẻ nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm đến các cơ quan khác, bảo toàn chức năng nhu mô thận. Tùy theo tình trạng sức khỏe và độ tuổi của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau. 

Thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch có thể được sử dụng cho những trẻ dưới 2 tháng tuổi. Ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến trẻ 2 tuổi không có khả năng uống thuốc thì kháng sinh đường tiêm được sử dụng. Thường dùng nhất là cephalosporin thế hệ thứ 3. Ví dụ: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp ceftriaxone 75mg/kg mỗi 24 giờ, cefotaxime 50mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 hoặc 8 giờ. Trong một số trường hợp cần thiết cũng có thể dùng cephalosporin thế hệ 1 (ví dụ cefazolin) đối với vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này.

Đối với một số trường hợp trẻ em trên 1 tuổi có nhiễm khuẩn phức tạp gây ra bởi kháng đa kháng E. coli, P. aeruginosa hoặc các vi khuẩn gram âm khác thì có thể chỉ định dùng kháng sinh nhóm fluoroquinolone. Thời gian dùng thuốc an toàn là từ khoảng 7 đến 14 ngày.

Đối với trẻ em trên 3 tuổi thì bác sĩ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường kê đơn thuốc kháng sinh đường uống. Các kháng sinh đường uống thường được sử dụng bao gồm cefixime, cephalexin hoặc dạng phối hợp như trimethoprim/sulfamethoxazole, amoxicillin/clavulanic acid. Nếu hiệu quả điều trị không được thấy rõ ràng về mặt lâm sàng thì sử dụng thêm phương pháp cấy nước tiểu 2 đến 3 ngày sau khi dùng thuốc.

dieu-tri-viem-bang-quang-o-tre-bang-thuoc-khang-sinh.webp

Điều trị viêm bàng quang ở trẻ bằng thuốc kháng sinh

Cây thuốc trị viêm bàng quang ở trẻ em

Để cải thiện nhanh hơn và hỗ trợ điều trị tình trạng viêm bàng quang, cha mẹ có thể cho trẻ dùng kết hợp sản phẩm chứa các vị dược liệu tự nhiên như: 

  • Bạch tật lê: Giúp tăng trương lực cơ và kiểm soát sự kích thích bàng quang, hỗ trợ điều trị hội chứng kích thích bàng quang, làm giảm nguyên nhân dẫn tới viêm bàng quang. Bạch tật lê là vị thuốc thường được dùng trong nhiều bài thuốc chữa đái dầm, tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Iraq, chiết xuất bạch tật lê có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn ở đường tiết niệu. Do đó bạch tật lê cũng được sử dụng trong các bài thuốc trị viêm bàng quang do vi khuẩn gây nên.
  • Hoàng cầm,chi tử, trinh nữ hoàng cung,... giúp cải thiện các triệu chứng của viêm bàng quang như đi tiểu nhiều lần, tiểu són,...
  • Hạt bí ngô: Theo một nghiên cứu ở Nhật Bản, trong hạt bí ngô chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể như vitamin, axit oleic và các nguyên tố vi lượng. Các thành phần này có tác dụng duy trì trương lực cơ bàng quang. Nhờ đó hạt bí ngô thường được sử dụng trong một số bài thuốc trị tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, hội chứng kích thích bàng quang.
  • Râu ngô: Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, đào thải nhanh vi khuẩn ở bàng quang.
  • Giá đỗ: Cung cấp nhiều chất có giá trị dinh dưỡng cho cơ thể như các vitamin, protein, magie, kẽm, đồng,... Đồng thời giúp kháng khuẩn, chống viêm và làm mát cơ thể. Nhờ vậy, giá đỗ thường được dùng để cải thiện tình trạng tiểu đêm - một triệu chứng của viêm bàng quang.

hat-bi-ngo-giup-cai-thien-tinh-trang-viem-bang-quang-o-tre.webp

Hạt bí ngô giúp cải thiện tình trạng viêm bàng quang ở trẻ

>>>Xem thêm: Cách dùng hạt bí ngô chữa tiểu nhiều lần

Phòng ngừa viêm bàng quang ở trẻ em

Viêm bàng quang không chỉ gây khó chịu, phiền toái cho người bệnh mà còn có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời. Để giảm thiểu nguy cơ mắc viêm bàng quang ở trẻ, phụ huynh cần quan tâm đến việc hướng dẫn con thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bao gồm:

  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép nam việt quất giúp tăng cường đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm ở bàng quang.
  • Dặn trẻ không được nhịn đi tiểu, phải đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu.
  • Dạy bé gái cách lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, cho trẻ ăn nhiều rau xanh, ngăn ngừa bị táo bón.
  • Cho trẻ mặc đồ lót bằng vải cotton và quần áo rộng rãi.

Các triệu chứng của viêm bàng quang ở trẻ em có thể khó nhận thấy. Vì vậy, các bà mẹ cần quan sát con mình thật kỹ lưỡng để có thể phát hiện ra vấn đề sức khỏe của trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại comment hoặc số điện thoại bên dưới nhé!

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/what-is-cystitis

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-bladder-infections-prevention

https://www.medicalnewstoday.com/articles/symptoms-of-bladder-infection#treatment