Tiểu không tự chủ ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không ít đến cuộc sống, sinh hoạt của con và cả cha mẹ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tiểu không tự chủ ở trẻ em và phải làm sao để cải thiện tình trạng này hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp giải đáp thắc mắc trên và cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các bài thuốc dân gian giúp cải thiện tiểu không tự chủ ở trẻ em an toàn, hiệu quả.
Tiểu không tự chủ ở trẻ em là tình trạng như thế nào?
Tiểu không tự chủ là tình trạng mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện, nước tiểu rỉ ra ngoài ý muốn. Tình trạng này phổ biến ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ em, nhiều trường hợp còn phải mang tã theo để đề phòng. Trẻ có thể tiểu không tự chủ cả ngày lẫn đêm, bất kể khi nào, đặc biệt là khi ho, hắt hơi, cười,...
Nhiều cha mẹ thường cho rằng trẻ tiểu không tự chủ là bình thường nhưng nếu bé lớn hơn 12 tuổi mà vẫn gặp tình trạng này thì đây có thể là dấu hiệu bệnh lý, bạn không nên chủ quan. Bởi lúc này các cơ quan của bé đã phát triển toàn diện, trong đó tất nhiên có hệ thống đường tiết niệu
Nguyên nhân nào gây tiểu không tự chủ ở trẻ em?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tiểu không tự chủ ở trẻ em. Nhưng những nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm:
Do di truyền
Các nghiên cứu cho thấy, nếu bố mẹ từng bị đái dầm, tiểu không tự chủ thì tỷ lệ con sinh ra mắc chứng bệnh này cao hơn so với những trẻ khác.
Ngủ sâu giấc
Dù là ban ngày hay ban đêm, khi bé ngủ quá say giấc cũng sẽ khiến cho não không tiếp nhận được hoặc tiếp nhận chậm thông tin bàng quang cần “giải phóng”. Bé bỏ qua tín hiệu này và gây ra tiểu không tự chủ.
Táo bón
Bé bị táo bón kéo dài sẽ khiến phân bị dồn trong đại tràng, có thể tạo áp lực lên bàng quang và gây co thắt, dẫn đến tiểu không tự chủ cả ngày lẫn đêm.
Dung tích bàng quang nhỏ
Một số trẻ dung tích bàng quang không đủ lớn để có thể giữ được nhiều nước tiểu. Hoặc do các dây thần kinh kiểm soát bàng quang chậm phát triển nên khiến cho trẻ bỏ lỡ tín hiệu từ bàng quang và tiểu không tự chủ.
Thói quen không tốt
Một số thói quen không tốt như nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến cho hệ thần kinh quen dần với việc này. Trẻ mất đi sự nhạy bén khi bàng quang đầy và không kiểm soát được việc đi tiểu của mình dẫn tới tiểu không tự chủ.
Bệnh lý
Một số bệnh lý cũng có thể gây nên chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em như:
- Bàng quang kích thích: Một số trẻ mắc chứng bàng quang kích thích nên chỉ một lượng nhỏ nước tiểu đã có cảm giác buồn tiểu, gây tiểu nhiều lần, nếu không nhanh vào nhà vệ sinh sẽ dẫn đến tiểu không tự chủ.
- Tiểu đường: Trẻ bị tiểu đường thường uống nhiều nước hơn bình thường nên dễ làm bàng quang căng tức, không đủ dung tích chứa nước tiểu, dẫn tới trẻ bị tiểu không tự chủ.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở trẻ em.
Cải thiện tiểu không tự chủ ở trẻ em bằng biện pháp dân gian
Tiểu không tự chủ ở trẻ em gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của con, thậm chí còn làm cha mẹ thấy phiền lòng. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này ở bé, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dân gian sau:
Quế
Quế là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và có tác dụng tuyệt vời đối với người bị tiểu đường cũng như nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy nếu trẻ bị tiểu không tự chủ do nguyên nhân này thì sử dụng quế là sự lựa chọn chính xác.
Cách thực hiện: Cho bé ăn quế hoặc dùng bột quế mỗi ngày kèm với bánh mì, sữa hay món tráng miệng.
Nước ép nam việt quất
Nước ép nam việt quất chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang - những nguyên nhân khiến trẻ tiểu không tự chủ. Vì vậy nên cho bé uống mỗi ngày một ly nước ép này để cải thiện tình trạng bệnh.
Mù tạt
Bột mù tạt có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và giảm tiểu không tự chủ ở trẻ em hiệu quả.
Cách thực hiện: Trộn một thìa nhỏ bột mù tạt trong sữa rồi khuấy đều và cho bé uống.
Rau ngót
Rau ngót chứa nhiều vitamin C, một số khoáng chất khác như canxi, đạm, photpho,… có lợi cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt, giảm táo bón, điều trị đái tháo đường và tiểu không tự chủ.
Cách thực hiện: Có thể sử dụng rau ngót để nấu canh hoặc giã nát hay đun sôi lấy nước uống đều được. Nên thực hiện liên tục 2 - 3 ngày, mỗi ngày 2 lần, tình trạng tiểu không tự chủ của con sẽ cải thiện.
Quả óc chó và nho khô
Quả óc chó và nho khô là 2 thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và giúp trị chứng đái dầm ở trẻ hiệu quả.
Cách thực hiện: Để cải thiện tiểu không tự chủ ở trẻ em hãy cho bé ăn 2 - 3 quả óc chó và vài quả nho khô khoảng 1 tiếng trước khi ngủ.
Hoàng Hà