Đái dầm là hiện tượng tiểu không tự chủ trong khi đang ngủ gặp chủ yếu ở đối tượng trẻ em do nhiều nguyên nhân. Trong dân gian, có rất nhiều mẹo trị đái dầm ở trẻ em được các bậc cha mẹ áp dụng và đem lại hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về những mẹo này, nếu người thân hay chính bạn có con đang gặp chứng đái dầm, đừng bỏ qua nhé!

Nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở trẻ

Theo một nghiên cứu, khoảng 5 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ mắc chứng đái dầm. Nó xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ nhỏ với tỷ lệ là 30% trẻ từ 7 tuổi trở xuống và 5% trẻ 10 tuổi. Khoảng 2 - 3% số người trên 18 tuổi bị đái dầm ban đêm. 

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đái dầm ở trẻ dưới 5 tuổi là do dung tích bàng quang nhỏ, không có khả năng chưa hết nước tiểu trong một đêm. Điều này dẫn đến việc trẻ đi tiểu nhiều lần và tiểu không tự chủ.

Giới tính là một trong những yếu tố nguy cơ chính phát triển chứng đái dầm ở thời thơ ấu. Cả trẻ em trai và gái đều có thể bị đái dầm về đêm khi còn nhỏ, thường là 3 đến 5 tuổi. Nhưng đái dầm xảy ra thường xuyên hơn ở các bé trai.

be-trai-thuong-co-nguy-co-gap-tinh-trang-dai-dam-cao-hon.webp

Bé trai thường có nguy cơ gặp tình trạng đái dầm cao hơn

Tuy nhiên, nếu trẻ trên 7 tuổi có biểu hiện đái dầm nhiều hơn 2 lần/tuần trong 3 tháng liên tiếp thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó. Các nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm ở trẻ trên 5 tuổi bao gồm:

  • Di truyền: Trường hợp cha hoặc mẹ từng bị chứng đái dầm khi còn nhỏ thì trẻ sinh ra thường có nguy cơ mắc cao, chiếm tới hơn 70%.
  • Táo bón: Khi trẻ bị táo bón, áp lực từ phần thừa bên trong trực tràng có thể cản trở các tín hiệu thần kinh mà bàng quang gửi đến não. Trực tràng căng đầy cũng có thể làm giảm lượng nước tiểu mà bàng quang có thể lưu giữ hoặc ngăn không cho nó cạn hoàn toàn trong quá trình đi tiểu. Do đó sẽ làm trẻ đi tiểu không tự chủ.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Cơ thể thường sản xuất ra một loại hormone có tên là vasopressin chống bài niệu để làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu vào ban đêm. Do đó, nếu cơ thể không tiết đủ vasopressin hoặc thận không phản ứng với hormone sẽ gây ra chứng đái dầm.
  • Rối loạn giấc ngủ: Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và mộng du có thể khiến cơ thể sản xuất peptide natri lợi tiểu ở tâm nhĩ. Từ đó làm cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn ở bàng quang.
  • Trẻ ngủ quá say giấc, không thức giấc trong đêm: Đôi khi trẻ không thể thức dậy kịp thời để đi vệ sinh. Bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ gửi một tín hiệu đến não bộ. Tín hiệu này sẽ phản hồi lại tới bàng quang để nó có thể chứa nhiều nước tiểu hơn. Bàng quang đầy sẽ tiếp tục gửi tín hiệu đến não để trẻ thức giấc. Với những đứa trẻ chưa học được cách phản ứng với những tín hiệu này sẽ bị đái dầm không tự chủ.
  • Tâm lý hoặc cảm xúc: Khi có một vấn đề nào đó tác động đến tâm lý, làm trẻ căng thẳng, buồn bã sẽ gây ra chứng đái dầm.
  • Một số vấn đề sức khỏe: Tiểu đường, bệnh hồng cầu hình liềm, các vấn đề thần kinh hoặc bất thường về thận hay bàng quang cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở trẻ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Trẻ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý thường gặp chứng đái dầm.

tre-nho-ngu-qua-say-giac-co-the-dai-dam-trong-khi-ngu.webp

Trẻ nhỏ ngủ quá say giấc có thể đái dầm trong khi ngủ

Mẹo trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả

Đái dầm có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, kết hợp giữa các bài thuốc dân gian và y học hiện đại. Để hạn chế tối đa những tác dụng phụ của thuốc tây thì các mẹ có thể tham khảo một số mẹo trị đái dầm ở trẻ em sau đây: 

Chữa đái dầm bằng mật ong

Mật ong là vị thuốc quý thường dùng trong nhiều bài thuốc dân gian. Mật ong có chứa nhiều thành phần dưỡng chất như vitamin, cacbonhydrat, chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống viêm. Vì vậy, mật ong cũng được sử dụng để điều trị chứng đái dầm ở trẻ em. 

Có thể sử dụng 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất cho trẻ trên 1 tuổi vào buổi tối trước khi đi ngủ để ngăn chặn hiện tượng đái dầm.

Chữa đái dầm bằng bạch tật lê

Theo các nhà khoa học Nhật Bản, trong bạch tật lê chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn tốt và làm tăng trương lực cơ bàng quang. Do đó, giúp ngăn ngừa các bệnh về nhiễm khuẩn ở thận và hội chứng kích thích bàng quang. Bạch tật lê thường được dùng để trị tiểu són, tiểu không tự chủ hay còn gọi là chứng đái dầm.

bach-tat-le-la-vi-thuoc-quen-thuoc-trong-bai-thuoc-tri-dai-dam-o-tre.webp

Bạch tật lê là vị thuốc quen thuộc trong bài thuốc trị đái dầm ở trẻ

Chữa đái dầm bằng rau ngót

Rau ngót không chỉ là thực phẩm hàng ngày trong bữa ăn mà còn cung cấp các vitamin A, C và nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, sắt, magie, mangan, kẽm, đồng, natri, kali,... Nhờ đó, rau ngót có tác dụng giải độc, lợi tiểu, sát khuẩn, giảm viêm,... 

Trong dân gian thường dùng rau ngót để chữa bệnh đái dầm. Cách đơn giản nhất đó là cho trẻ uống nước rau ngót mỗi ngày. Lấy rau ngót rửa sạch, để cho ráo nước. Sau đó vò nát rau ngót rồi đun với nước cho sôi khoảng vài phút. 

Để nguội rồi cho trẻ uống. Sau khoảng 10 ngày liên tục được uống nước rau ngót, chứng đái dầm ở trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt.

Chữa đái dầm bằng hạt bí ngô

Hàm lượng cao các vitamin và nguyên tố vi lượng như kẽm có trong hạt bí ngô rất cần thiết cho cơ thể, làm tăng khả năng duy trì trương lực cơ bàng quang. Do đó, hạt bí ngô cũng thường được dùng trong bài thuốc chữa chứng tiểu đêm, tiểu són, tiểu không tự chủ,...

chua-dai-dam-o-tre-bang-hat-bi-ngo.webp

Chữa đái dầm ở trẻ bằng hạt bí ngô

Chữa đái dầm bằng hạt mù tạt

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, hạt mù tạt có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Do đó nếu trẻ có biểu hiện đái dầm do nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì có thể sử dụng hạt mù tạt để chữa trị một cách hiệu quả. Cho trẻ uống sữa có pha lẫn hạt mù tạt vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa đái dầm bằng giấm táo

Trong giấm táo có các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cân bằng pH dạ dày, giảm nhu động ruột. Do đó dùng giấm táo sẽ cải thiện được chứng đái dầm. Thực hiện bằng cách cho 2 thìa cà phê giấm táo vào một cốc nước rồi khuấy đều. Cho trẻ uống trước khi dùng bữa. 

Chữa đái dầm bằng đường thốt nốt

Đường thốt nốt không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp điều hòa thân nhiệt. Theo y học cổ truyền, đường thốt nốt là vị thuốc bổ phế, bàng quang. Các mẹ có thể cho bé uống nước đường thốt nốt thay thế các loại đường mía thông thường sẽ giúp cải thiện chứng đái dầm ở trẻ hiệu quả.

Uống nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất chứa các hợp chất proanthocyanidins, D-mannose có tác dụng ngăn vi khuẩn bám vào thành niệu đạo và bàng quang. Do đó, uống nước ép nam việt quất giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, làm giảm hiện tượng đái dầm.

uong-nuoc-ep-nam-viet-quat-giup-giam-nguy-co-nhiem-trung-duong-tiet-nieu.webp

Uống nước ép nam việt quất giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu

Chữa đái dầm bằng cách mát xa bụng

Bố mẹ có thể thường xuyên mát xa bụng cho trẻ bằng dầu oliu sẽ giúp tăng cường các cơ bàng quang. Từ đó giúp kiểm soát tốt bàng quang, ngăn ngừa tình trạng bàng quang kích thích gây nên chứng đái dầm ở trẻ.

Bài tập bàng quang

Một trong những giải pháp giúp cải thiện đái dầm ở trẻ là làm tăng sức khỏe các cơ bàng quang bằng việc tập bài tập Kegel hoặc tập nhịn tiểu. Các phương pháp này thường áp dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, nhằm làm tăng khả năng kiểm soát bàng quang, giảm hiện tượng tiểu không tự chủ do bàng quang bị kích thích.

>>> Xem thêm: Bài tập Kegel và những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe

Thuốc trị đái dầm ở trẻ em thường gặp

Đái dầm là hiện tượng bình thường đối với trẻ nhỏ và chúng thường sẽ hết một cách tự nhiên. Đối với trẻ trên 7 tuổi vẫn mắc chứng đái dầm, cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra cách chữa trị thích hợp. Có thể dùng thuốc độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều chỉnh hành vi để điều trị chứng đái dầm, bao gồm:

  • Desmopressin: Là chất có tác dụng như hormone vasopressin, khiến thận sản xuất ít nước tiểu hơn. Desmopressin hiệu quả tốt hơn ở trẻ lớn có dung tích bàng quang bình thường và có thể làm giảm nồng độ natri khi dùng thuốc. Vì vậy bạn không nên cho trẻ uống nhiều nước sau bữa tối.
  • Oxybutynin: Các thuốc chứa oxybutynin được sử dụng để điều trị tình trạng bàng quang hoạt động quá mức. Oxybutynin làm giảm các cơn co thắt bàng quang. Thuốc có thể được sử dụng cùng với desmopressin hoặc đơn độc.
  • Imipramine: Thuốc này có hiệu quả trong 40% trường hợp, nhưng phải thận trọng khi sử dụng vì nguy cơ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho trường hợp đái dầm có nguyên nhân là do  bệnh viêm đường tiết niệu.
  • Thuốc ngăn chặn dihydrotestosterone (DHT): Làm giảm tình trạng đái dầm ở các bé trai.

chua-dai-dam-o-tre-bang-cach-uong-thuoc.webp

Chữa đái dầm ở trẻ bằng cách uống thuốc

Biện pháp phòng ngừa đái dầm ở trẻ

Phụ huynh nên lưu ý nhắc nhở các con thực hiện một số biện pháp nhằm phòng tránh đái dầm, bao gồm:

  • Bạn không nên cho trẻ uống nước hoặc đồ uống khác ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Hãy cho trẻ uống nhiều nước vào thời điểm khác trong ngày.
  • Tránh cafein và đồ uống có ga vì chúng có thể kích thích bàng quang.
  • Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ để làm rỗng hoàn toàn bàng quang, tránh hiện tượng bàng quang bị đầy lúc nửa đêm.
  • Sử dụng thiết bị báo thức đái dầm. Loại thiết bị này có khả năng phát ra tiếng ồn lớn hoặc rung. Nó dùng để đánh thức trẻ khi cảm nhận được thời điểm mà cơ thể muốn đi tiểu nhờ vào cảm biến. Theo thời gian, trẻ sẽ dần học cách thức dậy khi cảm thấy buồn tiểu. Cuối cùng trẻ có thể ngủ qua đêm mà không xảy ra hiện tượng đái dầm.
  • Sử dụng liệu pháp bàng quang nhằm tăng dần khả năng hoạt động của bàng quang bằng cách bắt trẻ chờ đi vệ sinh. Tăng thời gian giữa các lần đi tiểu giúp mở rộng bàng quang để có thể chứa nhiều nước tiểu hơn.
  • Tư vấn tâm lý đối với những trẻ đã trải qua một chấn thương tâm lý hoặc tự ti vì chứng đái dầm.
  • Giúp hoặc khuyến khích trẻ rửa vùng kín sau khi đái dầm để giảm nguy cơ bị kích ứng hoặc phát ban.

dong-vien-tre-thoat-khoi-van-de-tam-ly-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-dan-den-chung-dai-dam.webp

Động viên trẻ thoát khỏi vấn đề tâm lý giúp giảm tình trạng đái dầm

Mặc dù đái dầm không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng nó có thể gây phiền toái và khó chịu cho trẻ. Trẻ em bị chứng đái dầm có thể cảm thấy xấu hổ, tự ti, tránh tham gia các hoạt động tập thể vì nỗi sợ có thể đi tiểu bất cứ lúc nào. Do đó các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con mình và nên áp dụng mẹo chữa đái dầm cho trẻ em để sớm kiểm soát tình trạng. Hãy để lại comment hoặc số điện thoại dưới bình luận nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào nào liên quan đến vấn đề này nhé!

Tài liệu tham khảo

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15075-bedwetting

https://www.webmd.com/children/features/bedwetting-causes

https://www.medicalnewstoday.com/articles/bedwetting