Đái dầm rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Tình trạng này hầu như không đáng lo ngại đối với trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh đái dầm sẽ không tự khỏi khi lớn lên mà thậm chí có thể tiến triển thành mãn tính. Khoảng 1-2% số người lớn mắc chứng đái dầm và nguyên nhân có thể liên quan đến một số bệnh lý nào đó. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về tình trạng này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu đái dầm là bệnh gì?

Đái dầm là tình trạng đi tiểu không tự chủ trong khi ngủ. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em, do cơ thể của bé chưa phát triển hoàn thiện, hệ thần kinh chưa điều khiển được chức năng của bàng quang.

Tình trạng này đa số sẽ biến mất khi trẻ lớn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh đái dầm sẽ không tự khỏi khi lớn lên mà thậm chí có thể tiến triển thành chứng đái dầm mạn tính. Ở người lớn mắc chứng đái dầm thì nguyên nhân có thể liên quan đến một số bệnh lý nào đó.

dai-dam-la-tinh-trang-xay-ra-o-ca-nguoi-lon-va-tre-nho.webp

Đái dầm là tình trạng xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra bệnh đái dầm

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đái dầm ở người lớn và trẻ em. Chủ yếu chia thành hai nhóm là do vấn đề tâm sinh lý thay đổi hoặc bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đái dầm.

Nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh đái dầm lúc ngủ vẫn chưa thực sự rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ gây đái dầm ở trẻ có thể gặp bao gồm:

  • Bàng quang chưa phát triển hoàn thiện hoặc do giảm tiết hormone vào ban đêm ở một số trẻ.
  • Bên cạnh đó, đái dầm có thể xuất hiện do trẻ thay đổi tâm lý, bao gồm: Trẻ bị căng thẳng khi cô giáo, bố mẹ mắng, bạn bè bắt nạt,...
  • Một số nghiên cứu cho rằng nguyên nhân là do di truyền. Nếu cha hoặc mẹ bị tiểu dầm lúc nhỏ thì sẽ có 44% số trẻ mắc chứng này. Khi cả cha và mẹ đều mắc chứng này thì 77% số trẻ sẽ gặp tình trạng tương tự.
  • Ngoài ra còn có các nguyên nhân sinh lý chiếm 1-2% như dị dạng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm giun kim, suy thận, tiểu đường… hoặc do táo bón cũng có thể gây ra chứng đái dầm ở trẻ.

tao-bon-chen-ep-len-bang-quang-la-nguyen-nhan-gay-dai-dam-o-tre.webp

Táo bón chèn ép lên bàng quang là nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ

Nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn

Tỷ lệ người lớn bị đái dầm thường thấp và chủ yếu do bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Cấu tạo bàng quang nhỏ: Trên thực tế, kích thước của bàng quang nhỏ không khác nhiều so với những loại bàng quang khác. Tuy nhiên, người bệnh sẽ hay cảm thấy bàng quang đầy khi chỉ có một lượng nước tiểu nhỏ. Vì thế, bạn có thể cần đi tiểu thường xuyên, khó kiểm soát được việc đi vệ sinh trong khi ngủ.
  • Bàng quang hoạt động quá mức: Cơ bàng quang chịu trách nhiệm co bóp, điều phối hoạt động tiểu tiện. Nếu những cơ này co bóp không đúng lúc dẫn đến không thể kiểm soát được việc đi tiểu cả ban ngày và đêm, gây ra tình trạng đái dầm.
  • Do chứng rối loạn thần kinh: Khiến cơ thể mê mệt khi ngủ, tiểu không ý thức được.
  • Do bệnh ung thư: Các khối u tuyến tiền liệt và bàng quang có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Điều này khiến cho thận không giữ được nước, đặc biệt là vào ban đêm. Gây ra tình trạng đái dầm.
  • Bệnh tiểu đường: Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát, các vấn đề vệ sinh của cơ thể sẽ thay đổi. Đường trong máu cao, lượng nước tiểu cũng sẽ tăng lên nhằm tăng đào thải đường qua nước tiểu. Điều này dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày và đái dầm về đêm.

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như lạm dụng tình dục, táo bón, di truyền, tâm lý,... cũng gây ra tình trạng bị đái dầm khi ngủ ở người lớn.

bang-quang-tang-hoat-la-nguyen-nhan-thuong-gap-gay-dai-dam-o-nguoi-lon.webp

Bàng quang tăng hoạt là nguyên nhân thường gặp gây đái dầm ở người lớn

Đái dầm nhiều có nguy hiểm không?

Đối với trẻ dưới 5 tuổi, đái dầm không phải là vấn đề nguy hiểm và thường tự hết khi lớn hơn. Ở giai đoạn này, cha mẹ không nên la mắng khi trẻ đái dầm, cần kiên nhẫn giúp con vượt qua giai đoạn phát triển này. Nếu con bạn sợ hãi và căng thẳng, chứng đái dầm sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Đối với người lớn, đái dầm gây phiền toái tới cuộc sống và rất nhiều trường hợp cảm thấy xấu hổ nhưng e ngại không tìm sự giúp đỡ. Vì thế, gây ra tâm lý mất tự tin, khiến cho chứng đái dầm ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Nếu chỉ liên quan đến các vấn đề về ý thức thì đái dầm không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, khi tình trạng đái dầm kèm các triệu chứng dưới đây, bạn cần đến cơ sở khám chữa bệnh để nhận được sự chăm sóc từ bác sĩ.

  • Có cảm giác buốt khi đi tiểu.
  • Nước tiểu hồng hoặc đỏ.
  • Có hiện tượng sưng phù ở bàn chân.
  • Sau một thời gian đã khỏi bệnh lại tái phát.

Cách trị bệnh đái dầm phổ biến hiện nay

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh đái dầm để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp trị bệnh đái dầm mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị bệnh đái dầm bằng cách chăm sóc

Nếu tình trạng đái dầm của trẻ không quá nghiêm trọng, phụ huynh có thể lựa chọn điều trị chăm sóc. Cụ thể như sau:

Cho trẻ uống ít nước vào buổi tối và không uống nước trước khi đi ngủ. Hãy để trẻ hình thành thói quen đi tiểu trước khi lên giường. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng con mình đái dầm vào ban đêm nên thường cho bé sử dụng tã giấy. Tuy nhiên, khi tình trạng đái dầm của trẻ đã thuyên giảm thì nên ngừng thói quen dùng tã.

Ngoài ra, cha mẹ có thể tập cho trẻ thói quen đi tiểu đêm bằng cách đánh thức trẻ dậy. Cha mẹ nên khuyến khích và khen ngợi khi trẻ cố gắng thức dậy, tự đi tiểu hay đêm nào không bị đái dầm. Theo nghiên cứu, đây là phương pháp có thể giúp trẻ khỏi hẳn chứng đái dầm, với tỷ lệ cao tới 25%.

Nếu tình trạng đái dầm của trẻ không được cải thiện, cha mẹ đừng bao giờ la mắng, trừng phạt, khiến bé sợ hãi, căng thẳng và làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Cha mẹ nên có một cuốn sổ ghi chép quá trình và tiến bộ của con để điều chỉnh cách chăm sóc cho phù hợp nhất.

Đối với người lớn, một số biện pháp dưới đây sẽ giúp cải thiện chứng đái dầm bằng chăm sóc ngay tại nhà:

  • Uống đủ nước hàng ngày, không nên uống quá nhiều nước.
  • Ăn uống điều độ.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh lo lắng, buồn bã.
  • Đi tiểu trước khi đi ngủ.
  • Hoạt động tình dục điều độ.
  • Đi bộ và tập thể dục mỗi ngày. 
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya.

uong-du-luong-nuoc-tu-1,5-2-lit-moi-ngay-giup-kiem-soat-chung-dai-dam.webp
Uống đủ lượng nước từ 1,5-2 lít mỗi ngày giúp kiểm soát chứng đái dầm

Thuốc điều trị đái dầm thường gặp

Thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh đái dầm như Desmopressin (DDAVP) làm giảm khả năng sản xuất nước tiểu của thận. Hoặc các thuốc như: Darifenacin (Enablex), Imipramine (Tofranil), Oxybutynin (Ditropan), Tolterodine (Detrol), chống trầm cảm 3 vòng,... giúp cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt dẫn đến đái dầm.

Thuốc kháng cholinergic có tác dụng làm giãn cơ trơn bàng quang, từ đó giảm co thắt cơ bàng quang, giúp giảm cảm giác buồn tiểu và giảm số lần đi tiểu. Đối với nhóm thuốc này, bạn cần tuân thủ theo đúng liều lượng mà các bác sĩ chỉ định bởi khi sử dụng quá nhiều thuốc kháng cholinergic có thể dẫn đến các triệu chứng: Đau đầu, khô miệng, chóng mặt, nhìn mờ,…

mot-so-thuoc-tay-duoc-dung-de-tri-dai-dam-nhu-thuoc-oxybutynin-tolterodine.webp

Một số thuốc tây được dùng để trị đái dầm như thuốc oxybutynin, tolterodine,...  

Mẹo trị đái dầm bằng dân gian

Từ lâu, những mẹo dân gian đã được ông bà ta sử dụng để chữa đái dầm khi y học chưa phát triển. Những mẹo dân gian này an toàn và hiệu quả ngay cả đối với trẻ nhỏ. Dưới đây là một số mẹo thường được sử dụng.

Mẹo chữa đái dầm bằng rau ngót

Chữa đái dầm bằng rau ngót là bài thuốc dân gian dễ chế biến để điều trị tình trạng đái dầm ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Dù khá đơn giản nhưng công dụng của rau ngót lại vô cùng tốt đối với những người bị đái dầm. Rau ngót (bồ ngót, bù ngót hoặc hắc diện thần) là loại rau giàu dinh dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. 

Theo y học cổ truyền, rau ngót có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, thường có mặt trong các bài thuốc chữa đái dầm, táo bón, trẻ ra mồ hôi trộm,...

Bên cạnh đó, theo y học hiện đại, rau ngót cung cấp cho cơ thể chất xơ, vitamin (vitamin C, B1, B2, K,...) và photpho, canxi, muối khoáng,... Đặc biệt, rau ngót còn có hàm lượng cao chất đạm. So với rau muống, tỷ lệ đạm trong rau ngót gần như gấp đôi. Hàm lượng này tương đương với một số loại đậu như đậu cô ve, đậu đũa, đậu ván,… nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật giúp hạn chế các rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. 

Với những thành phần trên, rau ngót được khuyên dùng để trị chứng đái dầm. Một số cách chế biến rau ngót để chữa bệnh đái dầm bạn có thể tham khảo: Nước ép rau ngót, cháo rau ngót, rau ngót luộc.

nuoc-ep-rau-ngot-chua-benh-dai-dam.webp

Nước ép rau ngót chữa bệnh đái dầm

Mẹo chữa đái dầm bằng mật ong

Mật ong rất có lợi cho sức khỏe con người, không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn đóng vai trò chữa bệnh hiệu quả. Ngoài ra, đây còn là nguyên liệu dễ kiếm, được người dân rất ưa chuộng. Trong mật ong có chứa fructose và các thành phần khác như: Glucose; Nước; Vitamin B2, B3, B6, B9, C; Khoáng chất gồm canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm; Các hợp chất, khoáng chất chống oxy hóa,... Ngoài ra, mật ong còn có khả năng hấp thụ chất lỏng và giữ nó trong thời gian dài nên việc cho trẻ uống trước khi đi ngủ sẽ giúp bé nhịn tiểu được suốt thời gian ngủ cho đến khi tỉnh dậy. 

Tuy nhiên, khi sử dụng mật ong chữa đái dầm cần lưu ý dùng với lượng vừa phải. Bởi trong mật có chứa các bào tử phấn hóa. Các bào tử này có khả năng tạo bolutinum nhóm A - một loại chất độc gây hại cho sức khỏe con người. Vì vậy, không nên quá lạm dụng mật ong. Đặc biệt, với trẻ em nên cân nhắc trước khi sử dụng vì cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện.

Mẹo chữa đái dầm bằng lá hẹ

Lá hẹ được coi là loại thực phẩm phổ biến trong các món ăn hàng ngày. Lá hẹ giúp chữa ho khan và cảm cúm rất tốt. Nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho người mắc chứng đái dầm, tiểu đêm, tiểu nhiều lần.

Theo y học cổ truyền, lá hẹ có vị cay, nồng, tính ấm. Tác dụng chính của dược liệu này là bổ dương, bổ thận, tán huyết, long đờm. Nhờ vậy, lá hẹ được sử dụng chữa chứng tiểu đêm, đái dầm rất hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 25 gam hẹ tươi, nước sạch.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Lá hẹ rửa sạch, sau đó giã nhuyễn lấy nước.
  • Bước 2: Lọc lấy nước cốt lá hẹ.
  • Bước 3: Nấu cháo cho đến khi chín mềm. Cho thêm nước lá hẹ vào.

la-he-thuong-duoc-dung-de-chua-chung-tieu-dem-dai-dam.webp

Lá hẹ thường được dùng để chữa chứng tiểu đêm, đái dầm

Sử dụng thảo dược trị bệnh đái dầm

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên để điều trị bệnh đái dầm. Một số loại thảo dược được sử dụng rộng rãi giúp cải thiện tốt bệnh đái dầm như: Bạch tật lê, trinh nữ hoàng cung, hoàng cầm, hạt bí ngô, chi tử,... 

  • Một nghiên cứu thực hiện tại Iraq đã chứng minh bạch tật lê có tác dụng kháng khuẩn. Trong dân gian, thảo dược này thường xuất hiện trong các bài thuốc chống nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Bên cạnh đó, bạch tật lê cũng là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa chứng đái dầm ở trẻ em và người lớn.
  • Hoàng cầm, trinh nữ hoàng cung cũng được tiến hành nghiên cứu chứng minh có tác dụng cải thiện chức năng của bàng quang, bảo vệ đường tiết niệu hiệu quả.
  • Hạt bí ngô là một nguồn giàu vitamin, vi lượng, axit oleic và axit linoleic. Giúp hỗ trợ duy trì trương lực cho bàng quang. Giúp bàng quang duy trì được các chức năng hoạt động bình thường.

Các loại thảo dược này khi kết hợp với nhau trong cùng một sản phẩm sẽ giúp điều trị bệnh đái dầm, ngăn ngừa tái phát. Đặc biệt là rất an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ.

bach-tat-le-la-thao-duoc-pho-bien-trong-cai-thien-chung-dai-dam.webp

Bạch tật lê là thảo dược phổ biến trong cải thiện chứng đái dầm

>>> Xem thêm: Bạch tật lê - Phát hiện mới của y học dành cho người mắc hội chứng bàng quang kích thích

Bài viết trên đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh đái dầm ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Hy vọng sẽ giúp bạn sớm khắc phục được tình trạng này. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại comment hoặc số điện thoại bên dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/mental-health/enuresis

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15075-bedwetting

https://www.sleepfoundation.org/children-and-sleep/bedwetting