Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang hoạt động quá mức do nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu không tự chủ. Vậy nguyên nhân nào gây bàng quang tăng hoạt? Hướng điều trị cho hiệu quả tốt hiện nay là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng này, nếu người thân hay chính bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng bỏ qua nhé!

Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt chính xác là một hội chứng bao gồm các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu gấp do bàng quang co bóp không đúng thời điểm. Ở người bình thường, khi nước tiểu trong bàng quang đầy sẽ có tín hiệu chuyển đến não, sau đó từ não lại có dẫn truyền thần kinh đến các cơ bàng quang co bóp gây ra phản xạ đi tiểu. Nhưng vì nguyên nhân nào đó khiến các cơ này hoạt động quá mức hoặc bị mất kiểm soát. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Rối loạn thần kinh trong bệnh Parkinson, tiểu đường, đột quỵ, tổn thương tủy sống do chấn thương, bệnh xơ hóa tủy,… làm suy yếu quá trình lưu trữ nước tiểu hoặc ảnh hưởng lên dây thần kinh chi phối hoạt động của cơ bàng quang.
  • Do bất thường trong bàng quang như xuất hiện sỏi hoặc các khối u.
  • Các yếu tố gây cản trở quá trình đào thải nước tiểu như u xơ tuyến tiền liệt hoặc tác động điều trị vùng tiểu khung.
  • Lạm rụng các chất kích thích, bia, rượu.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng bàng quang tăng hoạt

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng bàng quang tăng hoạt

>>> Xem thêm: Bài tập cải thiện bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, bàng quang tăng hoạt không quá nguy hiểm nhưng gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh những người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm liên quan tới bàng quang như ung thư.

Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc:

  • Ảnh hướng về mặt tâm lý: Những người mắc bàng quang tăng hoạt thường có tâm lý xấu hổ, tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì thế nếu tình trạng này kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc trầm cảm.
  • Ảnh hưởng tới công việc của người mắc: Mỗi khi làm việc , người bệnh thường lo sợ tình trạng này có thể ghé thăm bất cứ lúc nào nên khó tập trung vào công việc. Khiến cho chất lượng công việc giảm sút.
  • Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng: Bàng quang tăng hoạt ở nam giới và nữ giới đều khiến họ bất tiện trong “đời sống” vợ chồng. Sự lo lắng rằng trong lúc “yêu” sẽ ra nước tiểu nên không dám gần gũi bạn đời của mình.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ: Nhiều người mắc bệnh chia sẻ họ thường xuyên mất ngủ do phải liên tục vào nhà vệ sinh, ngay cả ban đêm. Những lúc như thế họ không thể tiếp tục ngủ được nữa. Ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ và công việc của người bệnh.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng lớn đến tâm lý người mắc

Hội chứng bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng lớn đến tâm lý người mắc

Biện pháp chẩn đoán bàng quang tăng hoạt

Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để đánh giá mức độ hoạt động và khả năng làm rỗng của bàng quang (xét nghiệm niệu động học). Việc chuẩn đoán này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới việc điều trị. Cụ thể:

  • Đo lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang: Xét nghiệm này nhằm xác định khả năng làm rỗng bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu. Nếu lượng nước tiểu trong bàng quang không được đào thải hết hoàn toàn sẽ xuất hiện tình trạng tiểu liên tục, nhiều lần.
  • Siêu âm bàng quang sẽ chuyển sóng âm thanh thành hình ảnh, cho biết lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi bạn đi tiểu. Trong một số trường hợp, một ống mỏng (ống thông) được đi qua niệu đạo và vào bàng quang để thoát lượng nước tiểu còn lại, sau đó có thể đo được.
  • Đo tốc độ dòng chảy của nước tiểu: Có tác dụng kiểm tra thể tích và tốc độ đi tiểu của bạn, bạn sẽ được yêu cầu đi tiểu vào một thiết bị được gọi là máy đo lưu lượng nước tiểu cho kết quả chuyển thành dữ liệu biểu đồ. Xét nghiệm này giúp xác định sự co thắt bằng quang và giãn cơ vòng có phối hợp đồng bộ hay không?
  • Kiểm tra áp lực bàng quang: Là một xét nghiệm đo áp lực trong bàng quang và vùng xung quanh khi bàng quang đầy. Trong quá trình kiểm tra này, bác sĩ sử dụng một ống mỏng (ống thông) để làm đầy bàng quang của bạn từ từ với chất lỏng ấm. Một ống thông khác có cảm biến đo áp suất được đặt vào trực tràng hoặc trong âm đạo đối với phụ nữ. Cảm biến cho biết áp lực mà bàng quang của bạn phải tạo ra để làm rỗng hoàn toàn.

Những xét nghiệm này nhằm kiểm tra lại khả năng hoạt động của bàng quang. Bác sĩ sẽ xem xét kết quả của bất kỳ xét nghiệm nào và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Phác đồ điều trị bàng quang tăng hoạt

Điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt phụ thuộc vào tình trạng của người mắc, mức độ trầm trọng và những ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt hiệu quả, bao gồm:

Bị bàng quang tăng hoạt uống thuốc gì?

Hiện nay, thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt được sử dụng khá phổ biến. Cụ thể:

Các thuốc kháng muscarin: Đây là loại được đầu tay trong điều trị bàng quang tăng hoạt. Cụ thể, nó có tác dụng làm giảm sự co bóp của cơ chóp bàng quang. Các thuốc kháng muscarin đã được chứng minh là có hiệu quả tốt trong điều trị bàng quang tăng hoạt gồm có oxybutynin, fesoterodine, solifenacin, darifenacin, tolterodine và trospium. Tuy nhiên, những thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ là mờ mắt, khô miệng, nhức đầu, nóng mặt, khó tiêu, táo bón, tim đập nhanh,…

Thuốc mới Mirabegron: Cơ chế hoạt động là tác động lên thụ thể β- adrenergic trong cơ chóp bàng quang, do đó làm giãn cơ và tăng dung tích bàng quang.

Ngoài ra, một số thuốc cũng có hiệu quả lên bàng quang tăng hoạt, tuy nhiên cơ chế chưa rõ ràng như flavoxate, nhóm thuốc chẹn alpha (tamsulosin, alfuzosin, doxazosin,…), các thuốc chống trầm cảm ba vòng (imipramin, amitriptyline, duloxetine).

Thuốc kháng muscarin được sử dụng chính trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Thuốc kháng muscarin được sử dụng chính trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Bài tập chữa bàng quang tăng hoạt

Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng bàng quang tăng hoạt là do các cơ bàng quang suy yếu, đặc biệt là cơ sàn chậu. Do vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc người bệnh nên thực hiện các bài tập tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu, tiêu biểu là bài tập kegel Trong đó, cơ sàn chậu là nhóm cơ hỗ trợ bàng quang, tử cung, trực tràng và ruột non. Cơ sàn chậu có chức năng giữ nước tiểu trong bàng quang không bị rò rỉ ra bên ngoài,giúp hỗ trợ trong việc điều trị bàng quang tăng hoạt.

Bạn có thể tập luyện theo các bước sau đây:

  • Giữ cơ sàn chậu trong thời gian 3 giây, sau đó nghỉ 3 giây. Hãy đảm bảo rằng không thắt chặt cơ đùi hoặc dạ dày của bạn.
  • Sau một thời gian, bạn có thể tiếp tục thực hiện các bài tập nâng cao hơn và tăng thời gian giữ lên 5 giây.
  • Trong toàn bộ quá trình hãy thực hiện từ 5-10 lần một phiên. Sau khi đã tiến bộ, mỗi lần tăng thời gian giữ của bạn thêm 1 giây cho tới khi co bóp trong 10 giây.

Điều trị bằng độc tố botulinum A

Botulinum toxin A còn được gọi là Botox, được sử dụng với liều lượng nhỏ tiêm trực tiếp vào các mô bàng quang, protein này giúp thư giãn các cơ.

Đây là một biện pháp điều trị không cần phẫu thuật. Điều trị bằng cách tiêm độc tố Botulinum A vào hai bên bàng quang của bạn có tác dụng làm giảm các co thắt bất thường ở bàng quang. Tuy nhiên, nó cũng có thể làm giảm hoạt động co thắt bình thường của bàng quang. Vì vậy, nếu thực hiện thủ thuật này, bạn thường cần phải chèn một ống thông nhỏ vào bàng quang để làm rỗng nó.

Lưu ý: Độc tố Botulinum A hiện đã được cấp phép ở Anh để điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt. Tuy nhiên trước khi thực hiện hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lợi ích/rủi ro của phương pháp này.

Phương pháp kích thích thần kinh

Kích thích thần kinh có thể được thực hiện khi điều trị bằng độc tố botulinum A không có hiệu quả hoặc nếu bạn không muốn các phương pháp điều trị khác. Phương pháp này nhắm tới hai loại dây thần kinh:

  • Dây thần kinh kiểm soát bàng quang: Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cấy một thiết bị nhỏ dưới da ở khu vực mông. Thiết bị này sẽ tạo ra dòng điện với cường độ nhẹ đến dây thần kinh vùng thắt lưng dưới chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động của các cơ bàng quang. Từ đó, giúp kiểm soát hoạt động của cơ quan này.
  • Dây thần kinh chày: Phương pháp này sử dụng một cây kim mỏng đặt qua da, gần mắt cá chân. Một máy phát tín hiệu được nổi với kim. Định kỳ, máy sẽ gửi kích thích điện từ dây thần kinh chày đến cột sống – nơi nó kết nối với dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Từ đó cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt. Bạn sẽ cần thực hiện phương pháp này liên tục trong 12 tuần, mỗi tuần một lần. Sau đó bạn có thể duy trì kích thích dây thần kinh chày qua da 3 - 4 tuần một lần.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích thần kinh

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích thần kinh

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phẫu thuật

Nếu tất cả các phương pháp điều trị trên không phù hợp với bạn hoặc không mang lại kết quả như mong đợi, bạn chỉ còn một lựa chọn cuối cùng là phẫu thuật. Hầu hết các phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt đều nhằm mục đích là làm giảm các triệu chứng bằng cách tăng khả năng lưu trữ nước tiểu của bàng quang, đồng thời giảm bớt áp lực đang phát sinh tại đây.

Phẫu thuật có 2 loại:

  • Tăng dung tích bàng quang: Quy trình này sử dụng các mảnh ruột để thay thế một phần bàng quang của bạn. Sau đó, bạn có thể phải sử dụng ống thông liên tục trong suốt quãng đời còn lại.
  • Cắt bỏ bàng quang: Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể phải cắt bỏ bàng quang. Thay vào đó, bạn sẽ tạo đường thoát nước tiểu ra một túi nằm ở ngoài da hoặc thực hiện thêm thủ thuật tạo hình bàng quang.

Thảo dược cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt

Ngoài ra những phương pháp điều trị trên, bạn cũng có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên để cải thiện hội chứng bàng quang tăng hoạt. Một số loại thảo dược được sử dụng rộng rãi như: Bạch tật lê, trinh nữ hoàng cung, hoàng cầm, hạt bí ngô, chi tử,... đem đến cho người sử dụng nhiều tác dụng tốt. Cụ thể:

  • Theo các nhà khoa học Nhật Bản, trong bạch tật lê có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn tốt và làm tăng trương lực cơ bàng quang. Do đó, giúp ngăn ngừa các bệnh về nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu và cải thiện nhanh các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu són trong hội chứng bàng quang tăng hoạt.
  • Hoàng cầm, trinh nữ hoàng cung cũng được tiến hành nghiên cứu chứng minh có tác dụng cải thiện chức năng của bàng quang nhờ khả năng chống viêm và bảo vệ đường tiết niệu hiệu quả.
  • Hàm lượng cao các vitamin và các nguyên tố vi lượng như kẽm có trong hạt bí ngô rất cần thiết cho cơ thể, làm tăng khả năng duy trì trương lực cơ bàng quang. Do đó hạt bí ngô cũng thường được dùng trong bài thuốc điều trị tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Các loại thảo dược này khi kết hợp với nhau trong cùng một sản phẩm sẽ giúp người bệnh điều trị tình trạng bàng quang tăng hoạt giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Bên cạnh đó là tính an toàn, sử dụng được cho bà bầu và trẻ nhỏ.

Bạch tật lê thường được dùng để điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt

Bạch tật lê thường được dùng để điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt

Biện pháp phòng ngừa bệnh bàng quang tăng hoạt

Việc thay đổi chế độ ăn uống sẽ giúp kiểm soát được các triệu chứng của bệnh và hạn chế tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Một số biện pháp phòng ngừa bàng quang tăng hoạt như:

Kiểm soát lượng nước hấp thụ mỗi ngày: Với bệnh này, việc lựa chọn thời điểm uống nước rất quan trọng. Giảm hấp thụ chất lỏng được xem là cách tốt nhất để kiểm soát nước tiểu, nhưng khi uống quá ít nước có thể dẫn đến tình trạng tích tụ nước tiểu ở bàng quang cao hơn. Điều này thể thể kích ứng bàng quang và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy người bệnh cần:

  • Chia lượng nước uống trong ngày thành nhiều lần, có thể uống một ít nước vào giữa mỗi bữa ăn.
  • Không nên uống quá nhiều nước một lúc, trừ khi vừa tập thể dục.
  • Uống nước thành từng ngụm nhỏ.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung nước từ các nguồn khác như trái cây, rau củ, canh.

Đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu như đau khi đi tiểu hoặc nước tiểu nóng, sẫm màu có mùi hôi.

Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế những loại thức uống có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn như bia, rượu caffe, thực phẩm giàu tính axit, thức ăn mặn,…

Mặc dù bàng quang tăng hoạt không quá nguy hiểm nhưng gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn chủ quan. Do đó, để bảo đảm sức khỏe bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám sớm nhất. Hãy để lại comment hoặc số điện thoại cho chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào nào liên quan đến tình trạng bàng quang tăng hoạt nhé!

>>> Xem thêm: Cách cải thiện tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt của ông Thanh

Link tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5903463/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4754030/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/overactive-bladder/diagnosis-treatment/drc-20355721

https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/o/overactive-bladder-(oab)

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14248--overactive-bladder-

B2