Làm thế nào để điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống là thắc mắc của nhiều người. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn 5 phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả.

Như thế nào là bàng quang tăng hoạt?

Thông thường mọi người đi tiểu khoảng 6-8 lần mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy mắc tiểu thường xuyên, đi tiểu cả ngày nhiều hơn 8 lần, hoặc tỉnh giữa đêm nhiều hơn một lần để đi tiểu thì có thể bàng quang của bạn đang hoạt động quá mức. 

Bàng quang tăng hoạt (bàng quang kích thích, bàng quang hoạt động quá mức) là tình trạng bàng quang tăng co bóp, và co bóp không đúng lúc gây cảm giác mắc tiểu, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm hoặc tiểu không tự chủ.

bang-quang-kich-thich-gay-nhieu-roi-loan-tieu-tien.jpg

Bàng quàng tăng hoạt dẫn đến nhiều rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu són,...

6 phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả 

Những rối loạn tiểu tiện có thể gây mất kiểm soát và có những tác động tiêu cực khác đến cơ thể, vì thế cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng:

Điều chỉnh lượng nước uống của bạn 

Mọi người thường nghe đến việc uống nhiều nước mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với những người có bàng quang tăng hoạt động, điều quan trọng lại là uống đủ nước trong ngày để giữ đủ nước. Việc uống quá nhiều nước sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn, khiến bạn sẽ có cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên giảm 25% lượng nước uống hàng ngày.

Ngoài ra, một lời khuyên dành cho bạn là nên tránh uống những đồ uống có chứa các chất kích thích như cà phê, trà đen, rượu và các đồ uống có ga vì chúng sẽ gây căng thẳng cho bàng quang, khiến tình trạng bệnh càng tồi tệ hơn. 

Viết nhật ký đi tiểu 

Nhật ký đi tiểu là cơ sở dữ liệu để bác sĩ cũng như bệnh nhân biết mức độ bệnh, từ đó có hướng điều trị tiếp theo cho bạn. 

Nhật ký đi tiểu nên được thực hiện mỗi ngày và càng tỉ mỉ càng tốt. 

Tập đi tiểu theo giờ 

Nhiều bệnh nhân cứ cố đi tiểu nhiều lần để tránh bị són tiểu mà không có ý thức về việc thói quen đi tiểu nhiều có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh hơn. Vì thế, bạn nên lập kế hoạch để đi tiểu theo giờ, tập kìm nén cảm giác mắc tiểu nếu chưa đến thời gian quy định. Khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần đi tiểu là 2-3h, và không nhất thiết cứ phải đi tiểu ngay khi có cảm giác khác lạ trong bàng quang. Kế hoạch cũng nên uyển chuyển, không nên quá cứng nhắc, tùy thuộc vào dung tích chứa của bàng quang, lượng nước uống hàng ngày, loại công việc, nhiệt độ của môi trường làm việc, cự ly và sự thuận lợi của nhà vệ sinh...

Kiểm soát thể trọng 

Thừa cân có thể làm nặng thêm các vấn đề bàng quang và khiến cho cơ thể căng thẳng không kiểm soát được. Khi BMI >30 sẽ làm tăng áp lực trong bụng, đè ép lên bàng quang và đáy chậu. Vì thế, giảm cân là một biện pháp quan trọng nhằm cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt. 

Điều trị táo bón

Táo bón mạn tính là yếu tố nguy cơ của hội chứng bàng quang kích thích. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ táo bón cao hơn ở những người bị bàng quang tăng hoạt so với những người không bị, ở cả nam và nữ. Vì thế, điều trị táo bón có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như tiểu gấp, tiểu són, tiểu nhiều lần. Nên ăn nhiều chất xơ để cải thiện táo bón.

An_nhieu_rau_xanh_tri_tao_bon.jpg

Bổ sung nhiều rau xanh để tránh tình trạng táo bón

Ngưng hút thuốc lá

Hút thuốc lá có liên quan mật thiết với triệu chứng đường tiết niệu dưới ở nam giới và với tiểu gấp, tiểu són ở nữ giới. Ở những người hút thuốc kinh niên, ho nhiều sẽ làm tăng áp lực lên bụng, khiến bệnh càng nặng thêm.
Vì thế, với những người mắc chứng bàng quang kích thích, tốt nhất là không nên hút thuốc lá.