Tiểu rắt ở nữ là tình trạng thường gặp gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, công việc và sức khỏe của người mắc. Vậy “tiểu rắt ở nữ là gì?”; “Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới”; “Cách điều trị tiểu rắt tại nhà như thế nào để mang lại hiệu quả?”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Chứng tiểu rắt ở nữ giới là gì?

Tiểu rắt (đái rắt) đơn giản là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu mỗi lần rất ít. Đây là triệu chứng rối loạn chức năng đường tiết niệu. Cụ thể là rối loạn chức năng kiểm soát của bàng quang.

Ở người bình thường, tần suất đi tiểu là 5-6 lần với lượng nước tiểu mỗi lần khoảng 400-620ml. Nữ giới bị tiểu rắt số lần đi tiểu có thể lên đến 10-20 lần/ngày và thường nhiều hơn vào ban đêm.

tieu-rat-la-tinh-trang-nhieu-chi-em-gap-phai.webp

Tiểu rắt là tình trạng nhiều chị em gặp phải

Nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới

Tiểu rắt là tình trạng phổ biến ở nữ giới, đặc biệt phụ nữ sau sinh. Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, do thay đổi sinh lý hoặc bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ.

 Nguyên nhân thay đổi sinh lý, thói quen

Trong sinh hoạt thường ngày có rất nhiều những thói quen gây ảnh hưởng xấu đến quá trình đi tiểu. Bên cạnh đó, những thay đổi sinh lý tại một thời điểm nhất định như mang thai, mãn kinh,... cũng có thể dẫn đến tiểu rắt ở nữ giới. Cụ thể:

  • Mất nước: Hoạt động thường xuyên hoặc sốt cao khiến cơ thể đổ mồ hôi. Lượng nước mất đi không được bổ sung khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước. Lúc này, hệ bài tiết không được đảm bảo và dẫn đến tình trạng tiểu rắt.
  • Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, tiền mãn kinh: Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Nguyên nhân là vì ở giai đoạn này, nữ giới bị thiếu hụt estrogen dẫn tới tình trạng bốc hỏa, nóng trong người. Khí nóng khiến cho bàng quang bị chèn ép dẫn tới tình trạng tiểu rắt.
  • Thường xuyên nhịn tiểu: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiểu rắt. Khi nước tiểu không được đào thải ra ngoài dẫn đến tình trạng lắng cặn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Do táo bón: Nguyên nhân dẫn đến táo bón là do cơ thể thiếu chất xơ và rau xanh. Táo bón khiến cho bàng quang bị áp lực, từ đó gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu gấp.
  • Do mang thai: Trong quá trình mang thai, việc phát triển của thai nhi sẽ gây chèn ép lên bàng quang. Điều này khiến bàng quang bị căng và bà bầu phải đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên lượng nước tiểu mỗi lần đi vệ sinh chỉ rất ít. Ngoài ra, khi hắt hơi, ho, bật cười cũng có thể khiến nước tiểu rò rỉ.

mang-thai-la-nguyen-nhan-sinh-ly-pho-bien-gay-benh-tieu-rat-o-nu-gioi.webp

Mang thai là nguyên nhân sinh lý phổ biến gây bệnh tiểu rắt ở nữ giới

Nguyên nhân do bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân sinh lý, tiểu rắt cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải. Cụ thể:

  • Viêm đường tiết niệu: Một trong những nguyên nhân gây ra tiểu rắt ở nữ giới là do viêm đường tiết niệu. Các triệu chứng của bệnh này bao gồm đau, căng tức bàng quang khó chịu, lâu dần dẫn đến tình trạng tiểu rắt.
  • Do sỏi đường tiết niệu: Sỏi đường tiết niệu được hình thành do sự lắng đọng của các khoáng chất có trong nước tiểu tạo thành khối cứng, kích thước thường lớn dần theo thời gian. Thường gặp nhất là sỏi trong thận, bàng quang và niệu quản (sỏi di chuyển từ thận xuống). Tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt là các triệu chứng ban đầu của bệnh sỏi đường tiết niệu, kèm theo cảm giác đau ở lưng, hông, bụng dưới.
  • Do viêm âm đạo: Theo thống kê, hơn 30% số phụ nữ sẽ mắc viêm âm đạo một lần trong đời. Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, vi khuẩn xâm nhập âm đạo gây viêm nhiễm, ảnh hưởng của thuốc kháng sinh,…
  • Do viêm nội mạc tử cung: Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm ở niêm mạc tử cung do nhiễm trùng ít nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, viêm nội mạc tử cung có thể gây các biến chứng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng làm mẹ của người bệnh. Tiểu rắt là một trong những triệu chứng của bệnh viêm nội mạc tử cung do tử cung bị sung huyết và phù nề.
  • Bệnh đường sinh dục: Lậu là căn bệnh đường sinh dục nguy hiểm. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn rất nhiều so với nam giới, thường gặp ở độ tuổi 15 – 24 do quan hệ tình dục không an toàn. Nếu không điều trị có thể gây vô sinh, viêm màng não, tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS,… Bệnh lậu gây ra những triệu chứng như tiểu rắt, đau rát khi tiểu, nước tiểu có mùi hôi và đục.

benh-ly-o-duong-tiet-nieu-la-nguyen-nhan-pho-bien-gay-chung-tieu-rat-o-nu.webp

Bệnh lý ở đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến gây chứng tiểu rắt ở nữ

>>> Xem thêm: Viêm bàng quang nữ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Cách chữa tiểu rắt ở nữ giới

Tiểu rắt ở nữ giới có nguyên nhân do thay đổi sinh lý, thường tự khỏi sau một thời gian cơ thể trở lại ổn định. Tuy nhiên, nếu tình trạng này là kết quả của một bệnh lý nào đó, việc điều trị cần được tiến hành sớm càng sớm càng tốt. 

Điều trị tiểu rắt ở nữ bằng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây điều trị chứng tiểu rắt ở nữ giới có ưu điểm là phát huy tác dụng nhanh chóng. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc Nitrofurantoin: Đây là loại kháng sinh dùng để cải thiện tình trạng đi tiểu rắt do viêm nhiễm đường tiết niệu và trường hợp người bệnh không bị tổn thương niệu đạo. Thuốc giúp can thiệp vào quá trình tổng hợp protein và tế bào vi khuẩn.
  • Thuốc Oxybutynin: Loại thuốc này có tác dụng giảm co thắt các cơ bàng quang, do đó giúp đẩy lùi các triệu chứng tiểu rắt, tiểu són (tiểu không tự chủ). Theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng thuốc bằng dạng viên nén hoặc miếng dán da.
  • Thuốc Trospium: Có tác dụng làm giãn các cơ tại bàng quang và giúp bệnh nhân kiểm soát tiểu tiện hiệu quả. Thuốc còn có khả năng giảm cảm giác buồn tiểu và giảm hiện tượng rò rỉ nước tiểu.

Đây đều là thuốc kê đơn nên người bệnh cần đến các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể. Người bệnh sử dụng thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất để có được kết quả điều trị, tránh tác dụng không mong muốn. Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp như: Chóng mặt, mệt mỏi, khô mắt, táo bón, buồn nôn, khô miệng, tiêu chảy, nôn mửa,...

su-dung-thuoc-oxybutynin-trospium-de-dieu-tri-tieu-rat.webp

Sử dụng thuốc oxybutynin, trospium,... để điều trị tiểu rắt

Trị tiểu rắt ở nữ bằng bài thuốc đông y

Những bài thuốc đông y điều trị tiểu rắt ở nữ giới cũng được nhiều người lựa chọn, bạn nên đến các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số bài thuốc đông y thường dùng để điều trị chứng tiểu rắt ở nữ:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng các vị thuốc biển súc 6g, mộc thông và xa tiền tử 8g, cù mạch 12g, sơn chi tử 10g. Cách dùng: Cho các vị thuốc sắc cùng với 1 lít nước. Phần nước sau khi đun thu khoảng 300ml chia làm 3 bữa và sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Các vị thuốc gồm có sinh địa 4g, lá tre và huyết dụ 8g, chi tử sao đen 12g, hoa hòe sao vàng 14g. Cách dùng: Bạn cho các vị thuốc vào sắc cùng với 1,2 lít nước. Khi thuốc đã chuyển màu thẫm và cạn còn 1/4, người bệnh nên chắt nước ra rồi uống nóng.
  • Bài thuốc 3: Người bệnh sử dụng các vị thuốc vỏ núc nác 6g, quả dành dành 14g, rau má và thạch hộc 8g. Cách dùng: Người bệnh sắc mỗi ngày 1 thang thuốc, chia thành nhiều bữa nhỏ. Đối với những bệnh nhân nặng thì có thể sử dụng 2 thang thuốc mỗi ngày.

bai-thuoc-dong-y-co-hieu-qua-trong-dieu-tri-tieu-rat-o-nu.webp

Bài thuốc Đông y có hiệu quả trong điều trị tiểu rắt ở nữ

Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà

Tình trạng tiểu rắt mặc dù không nguy hại đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nên các bệnh nguy hiểm khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu,… Dưới đây là một số mẹo chữa tiểu rắt ở nữ ngay tại nhà an toàn, hiệu quả.

  • Bí xanh: Trong tự nhiên, bí xanh có tính mát, dùng để chữa nóng gan, lợi tiểu. Vì vậy, bí xanh chữa tiểu rắt cực kỳ tốt. Bí xanh sau khi mua về gọt vỏ sau đó cắt thành từng miếng nhỏ, nghiền nát và chắt lấy nước. Sử dụng 2 lần mỗi ngày. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Bí xanh là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, rất tốt cho phụ nữ sau sinh, đặc biệt là đối với chị em bị tiểu buốt.
  • Râu ngô: Trong râu ngô rất giàu khoáng chất và các loại vitamin như vitamin K, A, B1, B2,... Đặc biệt, râu ngô còn rất có lợi đối với các vấn đề trên đường tiết niệu như: Giúp lợi tiểu, làm tan sỏi tiết niệu, giảm viêm,.... Do vậy, râu ngô thường xuất hiện trong các bài thuốc đông y trị rối loạn tiểu tiện điển hình có tiểu nhiều lần, tiểu rắt, đái dầm ở trẻ. Cách thực hiện là lấy râu ngô sau khi tách khỏi bắp rồi rửa sạch lại với nước. Tiếp theo, đem đun sôi và uống ngày từ 2-3 lần. Sau khoảng 2 tuần, các triệu chứng tiểu rắt sẽ giảm rõ rệt.
  • Hạt bí ngô: Công dụng chính giúp hỗ trợ trương lực cơ vòng, cơ đáy bàng quang. Chiết xuất hạt bí ngô thường được dùng để hỗ trợ điều trị hội chứng bàng quang kích thích và trong các trường hợp viêm đau đường tiết niệu, suy thận. Từ đó, giúp làm giảm chứng đi tiểu rắt hiệu quả.
  • Bạch tật lê: Một nghiên cứu ở Iraq cho thấy, bạch tật lê có tác dụng kháng khuẩn mạnh và thường xuất hiện trong các bài thuốc chống nhiễm trùng đường tiết niệu trong dân gian. Từ đó giúp làm tăng khả năng chứa và giữ nước tiểu trong bàng quang, hạn chế các vấn đề rối loạn tiểu tiện, đặc biệt là tiểu rắt.
  • Cao chi tử: Với tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, cao chi tử là vị thuốc hữu hiệu giúp điều trị chứng tiểu tiện ít, tiểu són, tiểu rắt.

Ngoài ra còn các vị thuốc quý khác cũng được kể đến giúp hỗ trợ điều trị tiểu rắt như: Cao trinh nữ hoàng cung, mã đề,…

ket-hop-su-dung-thao-duoc-bach-tat-le-de-dieu-tri-tieu-rat-o-nu.webp

Kết hợp sử dụng thảo dược bạch tật lê để điều trị tiểu rắt ở nữ

>>> Xem thêm: Bạch tật lê - Phát hiện mới của y học dành cho người mắc hội chứng bàng quang kích thích

Cách phòng ngừa tiểu rắt ở phụ nữ

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu rắt ở nữ, chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Tạo thói quen uống nhiều nước.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng.
  • Vào các ngày đèn đỏ nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 giờ/lần để hạn chế viêm nhiễm.
  • Sử dụng quần áo, đồ lót thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe.
  • Sử dụng đều đặn sản phẩm thảo dược chứa bạch tật lê, trinh nữ hoàng cung, chi tử, hoàng cầm,...

Tiểu rắt ở nữ là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, các chị em cũng không nên quá chủ quan vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý trong cơ thể. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc về bệnh tiểu rắt ở nữ, hãy để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.    

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/overactive-bladder/frequent-urination-women#prevention

https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/frequent-urination-causes-and-treatments

https://www.buoyhealth.com/learn/causes-of-frequent-urination-women