Viêm bàng quang nữ là bệnh lý phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh thường dễ tái phát và làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Nguyên nhân chủ yếu do sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài qua niệu đạo. Vậy triệu chứng cụ thể và cách điều trị ra sao?

Tìm hiểu viêm bàng quang nữ là bệnh gì?

Viêm bàng quang nữ (nhiễm trùng bàng quang ở nữ giới) là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính do vi khuẩn gây ra. Biểu hiện bởi tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, sốt, đau… Bệnh có thể tái diễn nhiều lần trong thời gian dài, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ.

Thực tế, viêm bàng quang là một trong những bệnh lý hay gặp nhất ở nữ giới. Đa số các chị em  phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều có thể mắc viêm bàng quang ít nhất một lần trong đời. Bệnh rất dễ tái nhiễm nếu không được chú ý chăm sóc và điều trị triệt để.

viem-bang-quang-nu-la-benh-ly-nhiem-trung-pho-bien.webp

Viêm bàng quang nữ là bệnh lý nhiễm trùng phổ biến 

Nguyên nhân gây viêm bàng quang ở nữ giới 

Viêm bàng quang ở nữ giới nguyên nhân chính là do sự tấn công và phát triển của vi khuẩn. Trong đó, gặp nhiều nhất là Escherichia coli có nhiều trong đường ruột. Những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh viêm bàng quang bao gồm:

  • Do cấu trúc giải phẫu niệu đạo của phụ nữ rất ngắn, vi khuẩn vùng tầng sinh môn xung quanh dễ dàng xâm nhập vào bàng quang và gây viêm. Đây cũng là lý do tại sao phụ nữ dễ bị viêm bàng quang hơn nam giới.
  • Một số người có dị dạng đường tiết niệu sinh dục bẩm sinh hoặc mắc phải làm tăng nguy cơ viêm nhiễm bàng quang.
  • Do thói quen uống ít nước, nhịn tiểu nên các mầm bệnh trong đường tiểu khó bị đẩy ra ngoài.
  • Do tình trạng vệ sinh kém, không đúng cách, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trong các kỳ kinh nguyệt, khiến vi khuẩn sản sinh nhanh, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
  • Nhiều phụ nữ lại quá sạch sẽ, thói quen vệ sinh vùng kín quá nhiều, thường xuyên sử dụng các chất diệt khuẩn không đúng cách. Việc này vô tình giết chết vi khuẩn có lợi đang ngăn chặn hại khuẩn ở ''vùng kín''. Làm mất cân bằng môi trường vi sinh, tăng nguy cơ viêm bàng quang.
  • Một số phụ nữ thường có thói quen sử dụng vòi hoa sen xịt trực tiếp vào âm đạo khi vệ sinh vùng kín. Hoặc có thể do quan hệ tình dục không lành mạnh. Điều này vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập ngược dòng lên bàng quang, gây viêm nhiễm.
  • Do thói quen mặc quần áo, đồ lót quá chật làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Do lạm dụng các thuốc tránh thai và thuốc nội tiết khác, làm mất cân bằng nội tiết tố, giảm sự tăng sinh, phát triển của biểu mô, tuyến bảo vệ đường tiết niệu - sinh dục.
  • Do các bệnh lý như: U bàng quang, ung thư bàng quang, viêm phần phụ,...
  • Một số bệnh cũng làm tăng nguy cơ viêm bàng quang do gây ứ đọng nước tiểu như: Bệnh đái tháo đường, táo bón, chứng bại liệt, tổn thương cột sống,…
  • Viêm bàng quang có thể do hậu quả của một số thủ thuật như đặt sonde dẫn lưu nước tiểu lâu ngày, cắt khâu tầng sinh môn,....

cau-tao-nieu-dao-ngan-la-nguyen-nhan-khien-phu-nu-de-bi-viem-bang-quang.webp

Cấu tạo niệu đạo ngắn là nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị viêm bàng quang

Thời điểm nữ giới dễ mắc viêm bàng quang

Trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, ít nhiều cũng từng trải qua tình trạng viêm đường tiết niệu. Các thời điểm khiến nữ giới dễ mắc viêm bàng quang như:

  • Phụ nữ tuổi mãn kinh hoặc trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố estrogen giảm, làm giảm khả năng chống đỡ các vi khuẩn gây hại.
  • Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, nhất là thời kỳ hành kinh hoặc sau quan hệ tình dục. Nếu vệ sinh không đúng cách thì vi khuẩn rất dễ phát triển gây viêm đường tiết niệu - sinh dục
  • Sau khi sinh: Các vết rách tầng sinh môn do quá trình sinh đẻ sẽ làm khoảng cách giữa hậu môn và cơ quan sinh dục - tiết niệu của nữ giới trở nên gần hơn, tạo điều kiện cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhiễm.
  • Nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang cũng thường tăng lên vào mùa hè, nhất là ở các nước xứ nóng, do tình trạng mồ hôi ra nhiều và tiểu ít đi, tạo thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập bàng quang

Những triệu chứng viêm bàng quang ở nữ 

Triệu chứng viêm bàng quang ở nữ giới khá đa dạng, dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

  • Rối loạn tiểu tiện: Người bệnh có thể buồn đi tiểu liên tục, tiểu rắt, tiểu buốt, són tiểu,…
  • Nước tiểu bất thường như: Có mùi hôi tanh, tiểu đục, tiểu lẫn máu ở đầu bãi hay cuối bãi.
  • Các cơn sốt nhẹ kèm cảm giác ớn lạnh, rùng mình.
  • Có thể đau nhức vùng thắt lưng, xương chậu và xương mu.
  • Đau tức vùng bụng dưới và thường đau nhiều hơn khi quan hệ tình dục.

dau-vung-bung-duoi-tieu-buot,-tieu-rat-la-bieu-hien-cua-viem-bang-quang.webp

Đau vùng bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt là biểu hiện của viêm bàng quang

Cách chữa viêm bàng quang ở nữ giới

Viêm bàng quang ở nữ giới tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không được phát hiện nguyên nhân và điều trị sớm thì có thể gây biến chứng nặng nề và tiến triển thành mạn tính. Hướng điều trị chính là sử dụng thuốc kháng sinh, có thể kết hợp với các thảo dược thiên nhiên.

Thuốc chữa viêm bàng quang ở nữ giới

Việc điều trị viêm bàng quang ở nữ giới chủ yếu là sử dụng các thuốc kháng sinh đường uống tác động lên hệ tiết niệu để tiêu diệt vi khuẩn như: Amoxicillin, augmentin, ciprofloxacin,… Thời gian sử dụng trung bình từ 7 – 10 ngày. 

Ngoài ra, các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu rắt gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, thường bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống co thắt bàng quang như Spasmaverine, Spasless, Spasfon,… và các thuốc lợi tiểu. Đồng thời, bạn có thể bổ sung thêm một số vi chất giúp làm tăng khả năng hồi phục bàng quang như: Soy isoflavone, iot, kẽm, L-arginine,...

Phẫu thuật điều trị viêm bàng quang

Trường hợp phẫu thuật rất ít gặp, được chỉ định nếu các biện pháp khác không có hiệu quả hoặc một số trường hợp đặc biệt, bao gồm:

  • Phẫu thuật điều trị u bàng quang, ung thư bàng quang,…
  • Phẫu thuật tái tạo lại đường tiểu do dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh hoặc mắc phải.
  • Phẫu thuật giải phóng ổ viêm, dẫn lưu bàng quang trong các trường hợp nặng gây biến chứng.

Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên

Ngoài việc sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật thì sử dụng các thảo dược thiên nhiên giúp điều trị viêm bàng quang ở nữ giới hiện nay được khuyên dùng rất nhiều. Các thảo dược được kể đến như: Bạch tật lê, chi tử, trinh nữ hoàng cung, hoàng cầm, hạt bí ngô,... với công dụng tăng trương lực bàng quang, thanh nhiệt, lợi niệu, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh.

Một nghiên của nhóm tác giả người Đài Loan năm 2012 đã chứng minh hoàng cầm có tác dụng cải thiện tình trạng viêm bàng quang, bảo vệ đường tiết niệu. Bên cạnh đó, bạch tật lê cũng được tiến hành nghiên cứu là có tác dụng cải thiện viêm bàng quang nhờ khả năng kháng khuẩn tốt.

bach-tat-le-co-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-roi-loan-tieu-tien-hieu-qua.webp

Bạch tật lê giúp hỗ trợ điều trị viêm bàng quang hiệu quả

>>> Xem thêm: Bạch tật lê - Phát hiện mới của y học dành cho người mắc hội chứng bàng quang kích thích

Cách phòng ngừa viêm bàng quang

Để phòng ngừa, ngăn chặn các biến chứng viêm bàng quang, chị em cần lưu ý:

  • Uống đủ nước: Phụ nữ nên lưu ý uống đủ nước, từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể bài tiết tốt và tránh nước tiểu ứ đọng ở bàng quang gây viêm nhiễm. Hơn thế, uống đủ nước hàng ngày còn giúp chị em tăng cường sức khoẻ, đẹp da và chống lão hoá.
  • Cố gắng rèn thói quen đi tiểu đều đặn và không được nhịn tiểu lâu, tránh gây ứ đọng nước tiểu ở bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
  • Đi tiểu ngay sau khi quan hệ: Nếu thấy hiện tượng đau tức vùng bàng quang ngay sau khi quan hệ, bạn nên đi tiểu ngay sau đó bởi dòng nước tiểu sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn trong niệu đạo ra ngoài.
  • Tránh thói quen mặc quần áo quá chật hoặc ở trong môi trường quá nóng và ẩm ướt.
  • Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau thời kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian này, bạn nên chú ý thay băng vệ sinh 4-6 giờ/lần và giữ sạch vùng kín sau mỗi lần thay băng.
  • Tăng cường ăn uống đầy đủ chất, tập luyện thể dục thể thao. Có thể bổ sung các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe bàng quang.

bo-sung-nhieu-rau-xanh-trai-cay-de-tang-cuong-suc-khoe-bang-quang.webp

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức khỏe bàng quang

Viêm bàng quang nữ là bệnh không nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát nếu không phát hiện nguyên nhân và điều trị sớm. Để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần phối hợp thuốc, thảo dược và thay đổi thói quen sinh hoạt, giữ vệ sinh sạch sẽ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng bình luận bên dưới để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/cystitis/

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/understanding-bladder-infections-basic-information

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447