Viêm bàng quang xuất huyết là tình trạng nhiễm trùng bàng quang mức độ nặng gây nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy “Nguyên nhân gây bệnh do đâu?”; “Cách điều trị như thế nào?”. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về bệnh viêm bàng quang xuất huyết thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân gây viêm bàng quang xuất huyết
Viêm bàng quang xuất huyết là bệnh lý viêm nhiễm ở bàng quang do nguyên nhân nào đó dẫn đến chảy máu tại niêm mạc bàng quang. Nguyên nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn trong quá trình hóa trị chống ung thư hoặc xạ trị các khối u ác tính vùng chậu. Tình trạng nhiễm trùng trực tiếp thường ít phổ biến hơn và xảy ra khi người bệnh bị suy giảm miễn dịch. Cụ thể:
- Do hóa trị: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân phổ biến gây viêm bàng quang xuất huyết là do hóa trị. Bới các chất hóa trị ngay sau khi được đưa vào bàng quang, sẽ gây thiệt hại đáng kể đến niêm mạc và các mạch máu trong đó. Sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng của quá trình hóa trị thì các triệu chứng này mới trở nên rõ ràng. Một loạt các loại thuốc hóa trị liệu có liên quan đến sự phát triển viêm bàng quang bao gồm: Ifosfamide, Cyclophosphamide, Busulphan, Thiotepa, Danazol, Temozolomid,... Trong đó, đặc biệt là hợp chất oxazaphosphorine như cyclophosphamide và ifosfamide được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh ung thư như khối u rắn và u lympho. Liều tối thiểu điều trị những thuốc này có khả năng cao gây độc tính trên đường tiết niệu. Các triệu chứng xuất hiện thường là tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đêm. bí tiểu và tiểu ra máu màu hồng nhạt hoặc xuất huyết dạng hạt.
- Do hoạt động xạ trị: Phương pháp xạ trị được áp dụng ở vùng xương chậu có thể khiến cho bệnh nhân bị viêm bàng quang xuất huyết. Vì nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới các mạch máu cung cấp cho niêm mạc của bàng quang. Tình trạng này gây ra thiếu máu cục bộ sau đó tại thành các vết loét và gây chảy máu. Viêm bàng quang xuất huyết là một biến chứng muộn xảy ra ít nhất 90 ngày sau khi bắt đầu điều trị nhưng có thể chậm hơn, thậm chí có thể xảy ra sau khi người bệnh được xạ trị một thời gian (vài tháng hay vài năm). Theo nhiều thống kê có đến 15-20% người bệnh xuất hiện biến chứng trên bàng quang khi điều trị bằng xạ trị.
- Độc tố môi trường: Ở những người tiếp xúc với hóa chất như anilin (có trong thuốc nhuộm, bút đánh dấu và xi đánh giày) và toluidine (thành phần trong thuốc trừ sâu) cũng có khả năng gây viêm bàng quang xuất huyết. Trường hợp này thường tự khỏi khi ngừng tiếp xúc.
- Do nhiễm trùng: Đối tượng là trẻ nhỏ hoặc gặp tình trạng suy giảm miễn dịch dễ bị viêm bàng quang xuất huyết do virus, vi khuẩn và nấm, bao gồm: Cytomegalovirus, virus herpes, Escheria coli, Candida albicans ...
Viêm bàng quang xuất huyết là tình trạng nhiễm trùng bàng quang mức độ nặng
Biểu hiện của viêm bàng quang xuất huyết
Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà viêm bàng quang xuất hiện có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng khác nhau. Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm bàng quang xuất huyết:
- Xuất hiện máu trong nước tiểu, với người bệnh ở giai đoạn đầu, tình trạng bàng quang xuất huyết còn ở dạng vi thể nên người bệnh cần phải để ý kỹ mới nhận ra. Tới các giai đoạn sau màu nước tiểu lẫn máu rõ ràng hơn, các cụ máu vón lại nhiều nên dễ nhận biết.
- Đi tiểu nhiều lần trong đêm.
- Cảm thấy khó chịu ở vùng bụng dưới, thi thoảng cảm thấy đau ở vùng bụng dưới hoặc phía trên của xương mu, xương chậu.
Tình trạng viêm bàng quang xuất huyết được xác định là căn bệnh khá nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng. Điển hình là gây thiếu máu do lượng máu mất dần sau mỗi lần tiểu. Bên cạnh đó còn khiến chức năng thận bị suy giảm hoặc vi nhiễm khuẩn di chuyển lan đến thận gây nhiễm trùng thận.
Phương pháp điều trị viêm bàng quang xuất huyết
Việc lựa chọn phương pháp điều trị viêm bàng quang xuất huyết phụ thuộc vào nguyên nhân và bệnh đang ở giai đoạn nào. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm bàng quang xuất huyết.
Thuốc điều trị viêm bàng quang xuất huyết
Những thuốc điều trị viêm bàng quang xuất huyết như: Amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim. Ngoài ra còn có thể sử dụng thêm các loại thuốc như: Papaverina, no-shpy, platyfillina, baralgin, spazmalgona để giảm đau trong quá trình điều trị bệnh.
Ở giai đoạn đầu, điều trị bằng cách truyền dịch tĩnh mạch nhằm tăng lượng nước tiểu tuôn ra ở bàng quang. Thuốc được tiêm gồm thuốc thư giãn cơ bàng quang, thuốc giảm đau. Nếu tình trạng chảy máu nghiêm trọng hoặc máu đông chặn đường thoát của nước tiểu bác sĩ sẽ đặt 1 ống thông vào bàng quang để khắc phục tình trạng này.
Ngoài ra, việc điều trị có thể bao gồm việc đặt thuốc vào bàng quang (được gọi là tiêm tĩnh mạch). Thuốc thường được sử dụng là Natri hyaluronidase – một loại thuốc có khả năng điều trị nội nhãn, có tác dụng giảm chảy máu và đau. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có dùng thuốc acid aminocaproic để tiêm qua tĩnh mạch.
Sử dụng thuốc amoxicillin, ciprofloxacin,... để điều trị xuất huyết bàng quang
Sử dụng phèn trị viêm bàng quang xuất huyết
Phèn được xem là một loại muối nhôm. Chất này có khả năng làm kết tủa protein. Loại phèn được dùng để chữa bệnh viêm bàng quang xuất huyết là loại 1% chứa trong nước vô trùng. Nó có tác dụng giảm lưu lượng nước tiểu từ đó cải thiện tình trạng xuất huyết bàng quang. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải liên tục truyền loại phèn này qua ống Foley (đây là một thiết bị y tế dùng để làm trống bàng quang) với tốc độ là 8 tiếng/lít.
Gây tê tủy sống
Gây tê tủy sống được sử dụng trong điều trị viêm bàng quang xuất huyết, giúp người bệnh có thể cầm máu. Nhưng phương pháp này có thể để lại cho người bệnh nhiều biến chứng về sau. Vì thế, phương pháp này không được các bác sĩ khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh vẫn không có dấu hiệu suy giảm, vẫn tiếp tục ra máu thì trong quá trình điều trị bắt buộc bác sĩ phải tiến hành gây tê tủy sống. Trước khi sử dụng thuốc, tất cả các cục máu đông phải được loại bỏ và luôn luôn dưới sự giám sát của bác sĩ.
Điều trị bằng Oxy cao áp
Một phương pháp nữa trong điều trị viêm bàng quang xuất huyết là điều trị bằng Oxy cao áp (HBO). Phương pháp này giúp tăng lượng oxy trong máu từ đó hỗ trợ cầm máu và chữa lành vết thương. Người bệnh có thể cần phải điều trị bằng HBO hàng ngày nhưng không kéo dài quá 40 buổi. Các thực hiện là cho người bệnh hít vào 100% oxy cao áp ở áp suất 1,4-3,0 atm. Phương pháp này còn hạn chế và chưa phổ biến do yêu cầu về cơ sở vật chất cao, không phải bệnh viện nào cũng đáp ứng được.
Dùng thảo dược tự nhiên trị viêm bàng quang xuất huyết
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp với các thảo dược thiên nhiên để cải thiện bệnh viêm bàng quang xuất huyết và các triệu chứng rối loạn đường tiểu. Một số loại thảo dược được sử dụng rộng rãi như: Bạch tật lê, trinh nữ hoàng cung, hoàng cầm, hạt bí ngô, chi tử,... đem đến cho người sử dụng nhiều tác dụng tốt. Cụ thể:
- Một nghiên cứu thực hiện tại Iraq, đã chứng minh bạch tật lê có tác dụng kháng khuẩn. Do đó, trong dân gian, bạch tật lê thường xuất hiện trong các bài thuốc chống nhiễm trùng ở đường tiết niệu, cải thiện tình trạng viêm bàng quang xuất huyết hiệu quả.
- Hoàng cầm, trinh nữ hoàng cung giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở bàng quang nhờ khả năng chống viêm và bảo vệ đường tiết niệu hiệu quả.
- Hạt bí ngô là một nguồn giàu vitamin, vi lượng, axit oleic và axit linoleic. Vì vậy, nhờ tác dụng nổi bật là hỗ trợ duy trì trương lực cho bàng quang nên giúp kiểm soát chức năng bàng quang hoạt động bình thường.
Các loại thảo dược này khi kết hợp với nhau trong cùng một sản phẩm sẽ giúp người bệnh điều trị bệnh viêm bàng quang xuất huyết giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Bên cạnh đó là tính an toàn, sử dụng được cho bà bầu và trẻ nhỏ.
Bạch tật lê là thảo dược phổ biến trong cải thiện viêm bàng quang xuất huyết
Phương pháp phòng ngừa viêm bàng quang xuất huyết
Nếu gặp điều kiện thuận lợi, bệnh viêm bàng quang xuất huyết có thể tái phát. Để ngăn điều này xảy ra, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nếu bạn đang xạ trị, hóa trị cần báo với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử xuất huyết bàng quang để được giới hạn lượng phóng xạ.
- Tiến hành đặt thuốc tại bàng quang để củng cố lại lớp niêm mạc lót bên trong cơ quan này. Thường được sử dụng là natri hyaluronat và chondroitin sulfat.
- Chọn quần áo rộng rãi, quần lót vừa vặn, chất liệu cotton thấm mồ hôi.
- Để vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, nên sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ.
- Lối sống khoa học, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, ngủ đúng giờ, đảm bảo đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng kéo dài.
- Quan hệ tình dục lành mạnh.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học có tác động tích cực đến bàng quang. Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Hạn chế ăn đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng,...
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày. Nói không với đồ uống có cồn, có ga, chất kích thích,…
- Không tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Để phòng và điều trị bệnh viêm bàng quang xuất huyết hiệu quả, bạn cần phối hợp thuốc, thảo dược và thay đổi thói quen sinh hoạt, giữ vệ sinh sạch sẽ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc comment bên dưới phần bình luận. Chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp.