Ở Việt Nam, viêm bàng quang là bệnh ngày càng phổ biến. Nguyên nhân chính là do sự xâm nhập của vi khuẩn, khi không điều trị kịp thời để bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc. Vậy chính xác nguyên nhân viêm bàng quang là gì và hướng điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp câu trả lời đầy đủ nhất cho bạn!

Nguyên nhân dẫn đến viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm, thường là do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Biểu hiện của viêm bàng quang là bàng quang bị kích thích bất thường, gây đau, châm chích hoặc đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ. Một số trường hợp có thể quan sát thấy nước tiểu có màu đục hoặc tiểu ra máu. Trong đợt viêm bàng quang cấp tính hoặc khi bệnh chuyển biến nặng, người bệnh có thể bị sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh, đau lưng, đau bụng.

Viêm bàng quang có thể được gây nên bởi rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, viêm bàng quang là do nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Vi khuẩn là thường gặp gồm có Escherichia coli (E. coli) Proteus mirabilis, Klebsiella pneumoniaeStaphylococcus saprophyticus, liên cầu nhóm B, cầu khuẩn ruột và Lactobacillus,... Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn tới viêm bàng quang đó là:

  • Sử dụng thuốc hóa trị: Một số loại thuốc hóa trị như cyclophosphamide và ifosfamide vào cơ thể gây độc tính cao có thể khiến bàng quang bị viêm khi đào thải ra ngoài qua hệ thống đường tiết niệu.
  • Viêm bàng quang do xạ trị: Xạ trị là liệu pháp được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng nó cũng có thể gây tổn hại cho các tế bào và mô khỏe mạnh. Điều trị bằng bức xạ ở vùng xương chậu có thể làm tổn thương các mô bàng quang, gây nên tình trạng viêm nhiễm bàng quang.
  • Viêm bàng quang do hóa chất: Một số sản phẩm sử dụng ở vùng kín có thể chứa hóa chất gây kích ứng bàng quang. Các sản phẩm có thể gây viêm bàng quang bao gồm: Thạch diệt tinh trùng, màng ngăn với chất diệt tinh trùng, dung dịch xịt vệ sinh phụ nữ,...

Viêm bàng quang do hóa chất trong sản phẩm rửa vùng kín

Viêm bàng quang do hóa chất trong sản phẩm rửa vùng kín

  • Quan hệ tình dục: Nếu bạn không đi tiểu sau khi quan hệ tình dục với người bị viêm bàng quang thì có nguy cơ cao cũng bị lây nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt với phụ nữ, vi khuẩn có thể xâm nhập qua đường niệu đạo dễ dàng hơn ở nam giới. Một số trường hợp cả hai không mắc viêm bàng quang, nhưng quan hệ tình dục mạnh bạo, làm tổn thương cơ quan sinh dục và đường niệu đạo cũng dễ bị nhiễm trùng, gây viêm bàng quang.
  • Biến chứng khi mắc bệnh tiểu đường: Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bị tiểu đường có thể ảnh hưởng chức năng kiểm soát bàng quang của một số dây thần kinh, gây ra hiện tượng rối loạn tiểu tiện. Tình trạng này dẫn đến nước tiểu tích tụ lâu ở bàng quang, trở thành môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây viêm bàng quang. Theo nhiều thống kê, tỷ lệ viêm bàng quang không triệu chứng ước tính ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường là 26% so với 6% ở phụ nữ không bị tiểu đường.
  • Suy thận, sỏi thận: Sự tích tụ độc tố urê ở người bị suy thận có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận dẫn đến giảm độ thanh thải khi dùng thuốc. Bên cạnh đó, sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiểu và tạo ổ nhiễm trùng tiềm ẩn, gây viêm bàng quang.
  • Dùng băng vệ sinh không đúng cách trong ngày kinh nguyệt: Nếu các chị em dùng một miếng băng vệ sinh quá 6 giờ có nguy cơ cao bị vi khuẩn xâm nhập qua bộ phận sinh dục vào niệu đạo, gây viêm nhiễm đường tiểu, dẫn tới viêm bàng quang.
  • Ống thông tiểu: Trong một số trường hợp bị bí tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng ống thông tiểu. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có khả năng mang theo vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào niệu đạo và di chuyển lên bàng quang gây viêm nhiễm.
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau mãn kinh: Bước vào những giai đoạn này, nội tiết tố bên trong cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt. Nồng độ estrogen và chất nhờn ở âm đạo giảm làm niêm mạc niệu đạo của phụ nữ mỏng hơn. Do đó các loại vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài dễ xâm nhập âm đạo vào trong niệu đạo, tới bàng quang và gây viêm nhiễm.

Vi khuẩn Escherichia coli là nguyên nhân chủ yếu gây viêm bàng quang

Vi khuẩn Escherichia coli là nguyên nhân chủ yếu gây viêm bàng quang

>>> Xem thêm: Viêm bàng quang có tự khỏi không? 

Bệnh viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, viêm bàng quang ở thể nhẹ sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm và tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, kéo dài hơn 4 ngày mà các biểu hiện vẫn còn tiếp diễn, bạn nên thông báo với bác sĩ để có phác đồ điều trị kịp thời. Cần phát hiện sớm và chữa trị, tránh để trạng nhiễm trùng lan sang các cơ quan chức năng khác, trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe. Một số biến chứng của viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời như: Viêm bể thận, hình thành áp xe thận hoặc quanh thận, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp, viêm thận bể thận khí phế thũng,…

Phương pháp điều trị viêm bàng quang

Phác đồ điều trị viêm bàng quang được đưa ra phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm bàng quang và mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. 

Bị viêm bàng quang uống thuốc gì?

Có rất nhiều loại thuốc có thể được sử dụng để chữa trị tình trạng này. Phổ biến nhất đó là sử dụng kết hợp giữa thuốc kháng sinh và một số phương pháp trị liệu khác.

Thuốc kháng sinh

Dùng thuốc kháng sinh là một phương pháp điều trị phổ biến khi bị viêm bàng quang nguyên nhân do vi khuẩn. Thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thường từ 3 đến 7 ngày hoặc 14 ngày đối với viêm bàng quang đã tiến triển nặng.

  • Đối với viêm bàng quang không biến chứng, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh điều trị bằng một đợt kháng sinh ngắn, từ 3 đến 7 ngày. Các kháng sinh thường dùng trong trường hợp này là ciprofloxacin, levofloxacin, nitrofurantoin, amoxicillin và kháng sinh kết hợp trimethoprim-sulfamethoxazole.
  • Đối với viêm bàng quang nặng, những thuốc kháng sinh có tác dụng mạnh hơn như fluoroquinolon được đưa vào để điều trị. Tuy nhiên, chúng hạn chế được sử dụng ngay từ đầu vì lo ngại về sự kháng thuốc của vi khuẩn.
  • Hầu hết các thuốc kháng sinh trên sẽ phát huy hiệu quả sau 48 đến 72 giờ. Nếu sau khi uống thuốc từ 2 đến 3 ngày mà tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn cần thông báo cho bác sĩ, chuyên gia y tế để tìm hướng giải quyết.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm bàng quang cho hiệu quả chỉ sau vài ngày

Thuốc kháng sinh điều trị viêm bàng quang cho hiệu quả chỉ sau vài ngày

Thuốc estrogen dạng kem

Đối với phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm bàng quang có thể do sự thiếu hụt nồng độ estrogen. Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh để làm giảm số lượng vi khuẩn thì có thể dùng thêm một số thuốc estrogen dạng kem, cung cấp thêm lượng estrogen sẽ giúp cải thiện chức năng bảo vệ của lớp niêm mạc tử cung. Từ đó, giảm nguy cơ xâm nhập của các tác nhân gây bệnh ở môi trường bên ngoài vào trong cơ thể.

Thuốc giảm đau 

Để giúp giảm bớt các triệu chứng đau, rát khi đi tiểu, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thêm thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen. Ngoài ra, nếu bạn bị đi tiểu quá nhiều lần gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc, có thể dùng thêm thuốc kháng cholinergic.

 Mẹo trị viêm bàng quang tại nhà

Nếu bạn bị viêm bàng quang do vi khuẩn thì việc dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp dùng thêm một số dược liệu tự nhiên để kiểm soát các triệu chứng viêm bàng quang ngay tại nhà. Các dược liệu được dùng tại nhà phổ biến đó là:

Thảo dược bạch tật lê

Bạch tật lê chứa nhiều thành phần như flavonoid, alkaloid, saponin, chất béo, tinh dầu, tanin,... có tác dụng kháng khuẩn, lợi tiểu, bổ thận. Theo nghiên cứu tại Iraq, hoạt tính kháng khuẩn của bạch tật lê có ở trong cả quả, lá và rễ cây. Khả năng kháng khuẩn hiệu quả rõ ràng trên những vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu thông thường như: Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Bacillus subtilis, nấm Candida albicans,...  Do vậy, trong y học dân gian, nó được sử dụng phổ biến trong những bài thuốc điều trị viêm nhiễm tại đường tiết niệu.

Ngoài tác dụng kháng khuẩn, bạch tật lê còn có tác dụng tăng trương lực cơ bàng quang, tăng khả năng kiểm soát bàng quang và tình trạng rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,...

Bạch tật lê - thảo dược trị viêm bàng quang, rối loạn tiểu tiện

Bạch tật lê - thảo dược trị viêm bàng quang, rối loạn tiểu tiện

Trinh nữ hoàng cung

Theo một số nghiên cứu khoa học, trinh nữ hoàng cung có đặc tính chống viêm và khả năng ức chế các khối u, ngăn ngừa tăng sản tuyến tiền liệt. Trong y học cổ truyền Việt Nam, dịch chiết từ cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng trong các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu một cách hiệu quả.

Hạt bí ngô, chi tử, hoàng cầm

Một số loại thảo dược bao gồm chi tử, hoàng cầm, hạt bí ngô,... có tác dụng hỗ trợ cải thiện những rối loạn chức năng bàng quang. Do đó chúng được dùng làm giảm một số biểu hiện rối loạn tiểu tiện khi viêm bàng quang như tiểu đêm, tiểu són, tiểu rắt, tiểu nhiều lần,..

Nước ép nam việt quất

Theo các nhà khoa học, quả nam việt quất có chứa các hợp chất proanthocyanidins, D-mannose có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn ở niệu đạo và bàng quang. Do đó uống nước ép nam việt quất có thể giúp ngăn ngừa viêm bàng quang, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường niệu. Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 3 ly nước ép nam việt quất không đường. Dùng đều đặn hàng ngày cho đến khi các triệu chứng viêm bàng quang thuyên giảm.

Chườm nóng 

Bạn sử dụng khăn ấm hoặc một miếng đệm nóng chườm lên vị trí vùng bụng dưới khi có dấu hiệu đau do viêm bàng quang. Hoặc cũng có thể ngâm mình từ 15 đến 20 phút trong bồn nước ấm. Phương pháp này giúp cơ thể được thư giãn, giảm các kích thích gây căng thẳng thần kinh.

Khi viêm bàng quang có biểu hiện đau bạn có thể sử dụng cách chườm nóng

Khi viêm bàng quang có biểu hiện đau bạn có thể sử dụng cách chườm nóng

>>> Xem thêm: Viêm bàng quang ở nữ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Biện pháp phòng ngừa viêm bàng quang

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và thảo dược điều trị viêm bàng quang, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh để đẩy nhanh quá trình trị bệnh và phòng ngừa bệnh viêm bàng quang. Một số biện pháp được bác sĩ khuyến khích thực hiện bao gồm:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Nên tránh uống rượu, caffein và đồ uống có ga. Cũng không ăn các thực phẩm cay nóng vì có thể làm cho các triệu chứng viêm bàng quang trở nên tồi tệ hơn.
  • Tuyệt đối không được phép nhịn tiểu. Nếu buồn tiểu phải đi tiểu ngay, tránh để nước tiểu tích tụ lâu trong bàng quang, tạp điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Không nên dùng các sản phẩm vệ sinh, hoá chất làm thơm để xịt vào âm đạo.
  • Mặc quần áo rộng rãi, đồ lót nên dùng vải cotton thoáng khí để tránh ẩm ướt vùng kín.
  • Hãy chú ý đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Nếu có thấy chồng hoặc người yêu có biểu hiện của viêm bàng quang hay nhiễm khuẩn tiết niệu, hãy nhắc nhở họ đi khám và điều trị ngay. Tránh quan hệ tình dục khi đang bị nhiễm khuẩn.
  • Nếu bạn bị viêm bàng quang do sử dụng màng ngăn hoặc chất diệt tinh trùng và tình trạng này thường xuyên tái phát, hãy trao đổi với bác sĩ để có giải pháp khắc phục.

Không được nhịn tiểu vì nhịn tiểu lâu có thể gây viêm bàng quang

Không được nhịn tiểu vì nhịn tiểu lâu có thể gây viêm bàng quang

Bài viết trên đây đã đề cập đến các nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang, biện pháp khắc phục tại nhà và cách phòng tránh. Nếu bạn có những ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc nào liên quan tới bệnh viêm bàng quang, hãy nhanh tay để lại comment và số điện thoại bên dưới nhé!

 

Link ảnh:

https://www.mayoclinic.org/-/media/kcms/gbs/patient-consume

https://aqualife.vn/wp-content/uploads/

https://drlabo.net/wp-content/uploads/2021/02/viem-be-than-cap.png

https://1.bp.blogspot.com/-AikDPKhDzVQ/XO02XKQ0GAI

https://thoaihoacotsong.vn/wp-content/uploads/Di-tieu-nhieu.jpg