Tiểu không tự chủ gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho người bệnh, đặc biệt gây ra tâm lý tự ti và xấu hổ. Vậy cách chữa tiểu không tự chủ nào hiệu quả? Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết này, bạn nhé!
Tiểu không tự chủ là tình trạng như thế nào?
Tiểu không tự chủ là tình trạng mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện, dẫn đến sự rò rỉ nước tiểu ngoài ý muốn. Tiểu không tự chủ phổ biến ở mọi đối tượng, tuy nhiên phổ biến nhất ở người cao tuổi, phụ nữ sau sinh và cả trẻ nhỏ.
Mặc dù có rất nhiều yếu tố tác động gây tiểu không tự chủ nhưng chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính là do cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, dẫn đến bàng quang tăng hoạt. Thông thường, bàng quang có khả năng chứa đựng 400 – 620ml nước tiểu thì mới gửi tín hiệu đến trung tâm mót tiểu ở đại não. Nhưng khi cơ bàng quang suy yếu, rối loạn thì cảm giác mắc tiểu đến không đúng lúc, dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.
Tiểu không tự chủ có nguyên nhân chính do bàng quang tăng hoạt
>>> Xem thêm: Bí quyết ngăn ngừa tiểu không tự chủ ở nam giới
Cách chữa tiểu không tự chủ hiệu quả
Câu hỏi được nhiều người đặt ra: Cách chữa tiểu không tự chủ hiệu quả là gì? Để cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ có rất nhiều cách khác nhau như liệu pháp thay đổi hành vi, huấn luyện bàng quang và dùng thuốc. Cụ thể:
Liệu pháp thay đổi hành vi
Những trường hợp mắc chứng tiểu không tự chủ nhẹ có thể áp dụng liệu pháp hành vi như:
- Luyện tập bàng quang: Khi mắc tiểu, bạn nên nhịn thêm 5 - 10 phút để kéo dài thời gian giữa 2 lần đi tiểu khoảng 2 - 4 giờ.
- Đi tiểu kép: Sau khi đi tiểu, bạn chờ thêm một vài phút để đi tiểu thêm một lần nữa, giúp tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài.
- Học cách kiểm soát việc đi tiểu: Mỗi khi cảm thấy buồn đi tiểu, bạn có thể học cách thư giãn, hít sâu, thở chậm hoặc làm hoạt động gì đó để tạm quên việc mắc tiểu đi.
- Tập thói quen đi vệ sinh theo lịch trình: Lập kế hoạch đi vệ sinh mỗi 2 – 4 giờ/lần, kể cả khi chưa có nhu cầu buồn tiểu.
- Hạn chế bổ sung quá nhiều thực phẩm hay đồ uống kích thích bàng quang như cà phê, trà, rượu bia,...
Bài tập cơ sàn chậu
Bài tập cơ sàn chậu hay còn gọi là bài tập kegel, có tác dụng giúp tăng cường cơ sàn chậu và cơ vòng niệu đạo có thể giúp bạn kiểm soát được việc tiểu tiện tốt hơn. Các bước thực hiện bao gồm:
- Bước 1: Hít thở sâu và thả lỏng cơ thể.
- Bước 2: Thắt chặt các cơ để ngừng đi tiểu và giữ trong khoảng 5 – 10 giây.
- Bước 3: Thả lỏng các cơ trong khoảng 10 giây.
- Bước 4: Tiếp tục thắt chặt các cơ và lặp lại những bước trên khoảng 10 lần.
Bạn có thể thực hiện bài tập này ở tư thế nằm hoặc trong những hoạt động thường ngày như khi lái xe, ngồi tán gẫu với bạn bè hay làm việc,… Mỗi ngày nên tập 3 lần vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài tập kegel có tác dụng cải thiện chứng tiểu không tự chủ
Thuốc điều trị chứng tiểu không tự chủ
Thuốc thường được sử dụng kết hợp với các kỹ thuật hành vi để giúp kiểm soát tình trạng tiểu không tự chủ. Những loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc chống co thắt nhóm kháng cholinergic: Thường gặp các dạng hoạt chất là oxybutynin, tolterodine, darifenacin,... là nhóm thuốc ngăn chặn hoạt động của acetylcholine (chất dẫn truyền thần kinh), từ đó giúp chống co thắt bàng quang và giảm tình trạng tiểu không tự chủ.
- Thuốc Desmopressin: Là thuốc được tổng hợp tương tự hormon chống bài niệu vasopressin, hoạt động theo cơ chế là tăng tái hấp thu nước ở thận, làm giảm lượng nước tiểu. Thường chỉ định cho những trường hợp mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt, kiểm soát tiểu nhiều do đái tháo nhạt, đái dầm,...
- Thuốc Mirabegron: Được sử dụng chính trong điều trị tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần do bàng quang tăng hoạt hoặc có liên quan đến tổn thương ở dây thần kinh của các bệnh như đa xơ cứng, chấn thương cột sống. Đôi khi hay được bác sĩ phối hợp cùng solifenacin (Vesicare).
- Thuốc kháng sinh: Là nhóm thuốc được kê khi tiểu không tự chủ khởi phát do những nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc dùng để chống bội nhiễm.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Hiện nay, có một số chống trầm cảm như imipramine, duloxetine,... cũng được sử dụng trong điều trị tiểu không tự chủ do căng thẳng.
- Estrogen dạng bôi âm đạo: Phổ biến gồm có Estrace và Premarin, giúp làm săn chắc các cơ tử cung, giúp điều trị tình trạng viêm âm đạo,...
Thuốc giúp kiểm soát tình trạng tiểu không tự chủ
Liệu pháp can thiệp
Các liệu pháp can thiệp được sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ gồm có:
- Tiêm botulinum toxin: Tiêm độc tố botulinum A (botox) vào cơ bàng quang có thể giúp làm tê cơ bàng quang và giảm tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, cải thiện tiểu không tự chủ. Cách chữa tiểu không tự chủ này thường chỉ có hiệu quả một thời gian, sau đó người bệnh thường cần tái điều trị.
- Tiêm bulking: Sử dụng collagen, zirconi, hạt carbon để tiêm vào các mô xung quanh niệu đạo, giúp làm chắc cơ niệu đạo và giảm rò rỉ nước tiểu.
- Kích thích thần kinh xương cùng: Phương pháp này là dùng một thiết bị điện có tác dụng kích thích thần kinh được cấy vào dưới da mông. Từ đây, giúp tín hiệu từ não đến bàng quang chính xác hơn, tránh tình trạng són tiểu ra ngoài.
- Phẫu thuật mở rộng bàng quang: Trường hợp tiểu không tự chủ nghiêm trọng, không thể kiểm soát, người bệnh có thể tìm đến phương pháp phẫu thuật mở rộng bàng quang. Điều này giúp tăng khả năng chứa nước tiểu, giảm tình trạng tiểu không tự chủ. Tuy nhiên cách chữa tiểu không tự chủ này chỉ được chỉ định cho đối tượng là người trẻ tuổi, còn người già cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Phẫu thuật bàng quang được chỉ định khi các cách khác không đáp ứng điều trị
>>> Xem thêm: Tiểu không tự chủ ở phụ nữ: Có nên sử dụng băng thấm tiểu để giữ vệ sinh?
Cách chữa tiểu không tự chủ nhờ thảo dược thiên nhiên
Bên cạnh việc dùng thuốc, xu hướng hiện nay là phối hợp thêm thảo dược hoặc các sản phẩm có thành phần tự nhiên. Những thảo dược, thành phần tự nhiên giúp cải thiện chứng tiểu không tự chủ có thể kể đến như:
- Râu ngô và kim tiền thảo: Được xem là sự kết hợp hiệu quả trong cải thiện các vấn đề tiết niệu. Trong đó kim tiền thảo đã được chứng minh có tác dụng trong điều trị sỏi tiết niệu nhờ thành phần flavonoid ức chế hình thành sỏi. Đồng thời còn giúp lợi tiểu, tăng khả năng đào thải sỏi ra ngoài. Ngoài ra, khi kết hợp với râu ngô còn có công dụng là kháng viêm, giảm phù nề. Cách sử dụng là đem nấu thành nước và uống.
- Bạch tật lê: Đây là vị thuốc nổi bật trong các bài thuốc trị nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu không tự chủ và đái dầm ở trẻ. Theo một nghiên cứu tại Iraq năm 2008 đã chứng minh tác dụng kháng khuẩn của bạch tật lê hiệu quả trên hầu hết những vi khuẩn thường gặp trên đường tiết niệu. Bên cạnh đó, bạch tật lê còn có tác dụng tăng trương lực bàng quang, từ đó làm tăng khả năng chứa nước tiểu, cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn tiểu tiện, trong đó có tiểu không tự chủ.
Ngoài ra, một số thảo dược, thành phần tự nhiên khác cũng rất tốt cho người mắc chứng tiểu không tự chủ như trinh nữ hoàng cung, hoàng cầm, chi tử, chiết xuất hạt bí đỏ,... Những thảo dược này giúp chống viêm, chống nhiễm khuẩn và bảo vệ hiệu quả hệ tiết niệu.
Bạch tật lê giúp kiểm soát chứng tiểu không tự chủ hiệu quả
Cách chữa tiểu không tự chủ sẽ dựa trên nguyên nhân, thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh áp dụng nhiều phương pháp như tập luyện, dùng thuốc và dùng thảo dược thiên nhiên. Nếu vẫn còn thắc mắc về chứng tiểu không tự chủ, vui lòng để lại comment hoặc số điện thoại bên dưới phần bình luận, các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp.