Nhiều chị em mắc chứng tiểu không tự chủ thường chọn phương pháp sử dụng băng thấm tiểu vì nghĩ rằng nó tiện lợi và có thể thoải mái vận động, giúp chị em tự tin hơn, mỗi lần tiểu không tự chủ không còn lo lắng vì bị mọi người xung quanh phát hiện. Vậy phụ nữ mắc bệnh tiểu không tự chủ có nên sử dụng băng thấm tiểu để giữ vệ sinh hay không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây. 

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ do nguyên nhân gì gây ra?

Bàng quang có chức năng chính là chứa nước tiểu từ thận đổ xuống và khi nước tiểu đầy, bàng quang sẽ co bóp để đào thải ra ngoài.  Thông thường, bàng quang có thể chứa được khoảng 400 - 620 ml nước tiểu. Tuy nhiên, khi chức năng bàng quang bị rối loạn, các cơ bàng quang yếu đi, sự co bóp sẽ diễn ra bất thường, người mắc có cảm giác mắc tiểu ngay cả khi lượng nước tiểu mới chỉ khoảng 100 - 150 ml. Chỉ cần một kích thích nhỏ như cười, ho, hắt hơi là đã són tiểu ra quần. 

Tình trạng tiểu không tự chủ có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng phổ biến hơn ở nữ và tỷ lệ tăng lên ở những người tuổi cao. Tại sao lại như vậy? Một số nguyên nhân có thể được kể đến như:

- Niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới. Chính vì thế, khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt tới ngưỡng, nữ giới thường không nhịn tiểu được lâu như nam giới, họ luôn muốn lập tức vào nhà vệ sinh để đi tiểu. 

- Phụ nữ trải qua nhiều quá trình sinh lý như mang thai, phẫu thuật, mãn kinh có thể làm suy yếu các nhóm cơ sàn chậu và cơ bàng quang. Những nhóm cơ này đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát phản xạ đi tiểu bình thường. Chính vì thế, khi các nhóm cơ này suy yếu, lượng nước tiểu được chứa đựng trong bàng quang sẽ giảm, gây ra tình trạng tiểu són. 

Nhìn chung, tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, công việc và cuộc sống, khiến người bệnh luôn thấy mệt mỏi và không có năng lượng làm việc.  

Tiểu không tự chủ ở phụ nữ: Có nên sử dụng băng thấm tiểu để giữ vệ sinh?

Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ chọn phương pháp sử dụng băng thấm tiểu hoặc khăn giấy để thấm tiểu, hạn chế tình trạng đi tiểu không tự chủ. Việc sử dụng băng thấm tiểu giúp chị em không còn lo sợ việc “tiểu mất kiểm soát” của mình. Tuy nhiên việc này diễn ra thường xuyên sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

Bị viêm, nhiễm, nấm, ngứa vùng kín

Da là một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố môi trường bên ngoài. Các chuyên gia cho biết: “Việc dùng băng thấm tiểu nhiều giờ và liên tục hằng ngày sẽ khiến vùng sinh dục ở nữ giới bị bịt kín, hấp hơi, sinh nhiệt gây nên ẩm ướt, nóng bức. Chưa kể, vào mùa hè nhiệt độ cao, nếu thường xuyên sử dụng băng thấm tiểu, thậm chí 24/24 là điều kiện thích hợp cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển. Cho nên việc sử dụng băng thấm tiểu hằng ngày để cải thiện bệnh tiểu không tự chủ là hoàn toàn không nên”.

Có nguy cơ vô sinh cao

Nhiều loại băng thấm tiểu hoặc băng vệ sinh có chứa glyphosate, một hoạt chất chủ đạo có trong thuốc diệt cỏ và phơi nhiễm dioxin rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ vô sinh và ung thư cho người sử dụng.

Chính vì thế, việc sử dụng băng thấm tiểu chỉ là giải pháp tạm thời và chống chế. Cho nên cách tốt nhất mà các chị em phụ nữ cần làm để tìm cho mình phương pháp điều trị bệnh đúng cách để có thể chữa dứt điểm bệnh tiểu không tự chủ.

Bên cạnh việc sử dụng băng thấm nhiều người lại chọn cách điều trị thông thường là sử dụng một số loại thuốc có thành phần từ thuốc chống trầm cảm hoặc ức chế thần kinh. Trong đó một số hoạt chất oxybutynin, tolterodin, darifenacin,… có tác dụng thư giãn bàng quang hoặc duloxetin (chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine, tác động lên hệ thần kinh trung ương gửi các tín hiệu kiểm soát cơ vòng bàng quang).  Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ có hiệu quả ức chế tạm thời, sẽ biến mất khi ngừng thuốc, đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của người bệnh. Chính vì những nhược điểm kể trên, lời khuyên mà chuyên gia dành cho bạn là nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, như thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính bạch tật lê. Đây là giải pháp toàn diện, tác động vào nguyên nhân “gốc, rễ” gây tiểu không tự chủ. 

Hoài Thu