Tiểu không tự chủ khiến người mắc cảm thấy lo lắng, xấu hổ, tự ti, không dám chia sẻ với ai. Chính vì vậy, nhiều trường hợp không điều trị, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy nguyên nhân nào gây tiểu không tự chủ? Triệu chứng tiểu không tự chủ là gì? Cách cải thiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây!
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ (hay tiểu không kiểm soát, són tiểu) có thể hiểu đơn giản là sự rò rỉ nước tiểu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu không tự chủ, phổ biến là:
- Tuổi tác: Khi tuổi cao, các cơ quan trong cơ thể sẽ suy giảm chức năng. Sự lão hoá biểu hiện ở cả bên ngoài và bên trong cơ thể. Các mô cơ hay dây chằng nâng đỡ vùng sàn chậu bị giãn quá mức, dẫn đến bàng quang kích thích. Chỉ cần một tác động nhỏ như ho, hắt xì, cười lớn,... cũng khiến bàng quang đẩy nước tiểu ra ngoài và gây són tiểu.
- Phì đại tuyến tiền liệt: Tình trạng phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới từ tuổi trung niên khá phổ biến, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiểu tiện như tiểu không tự chủ. Điều này được giải thích bởi phì đại tuyến tiền liệt sẽ chèn ép lên bàng quang (tuyến tiền liệt và bàng quang nằm gần nhau), gây tiểu không tự chủ.
- Thận yếu: Thận yếu cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu không tự chủ. Thận là bộ phận có chức năng thanh lọc cơ thể, vận chuyển nước tiểu. Do đó, khi thận yếu thì quá trình thanh lọc trong cơ thể sẽ bị gián đoạn, nước tiểu được đẩy xuống bàng quang nhanh hơn, dẫn đến tình trạng tiểu không tự chủ.
- Bệnh rối loạn thần kinh: Người già là đối tượng thường mắc các bệnh rối loạn thần kinh, không điều khiển được hành động và nhận thức. Chính vì vậy, nhiều người buồn tiểu mà không nhận thức được mình đi tiểu hay chưa, thậm chí tiểu ngay ra quần mà không biết.
- Ít vận động, thừa cân: Ít vận động, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, dẫn đến tiểu són, tiểu không tự chủ.
Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu không tự chủ kể trên nhưng nguyên nhân sâu xa là do cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, từ đó dễ bị kích thích (bàng quang kích thích, bàng quang tăng hoạt). Thông thường, bàng quang có khả năng chứa đựng 400 – 620ml nước tiểu. Sau khi đầy, thành bàng quang căng ra gửi tín hiệu lên não bộ để đóng cơ vòng bàng quang và chúng ta sẽ đi vệ sinh. Tuy nhiên, ở những người cơ bàng quang suy yếu, rối loạn sẽ mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện, dẫn đến tiểu không tự chủ.
Triệu chứng tiểu không tự chủ là gì?
Khi bị chứng tiểu không tự chủ, người mắc thường có các biểu hiện điển hình như:
- Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.
- Mắc tiểu không nín được nhưng khi đi tiểu lại tiểu rất ít.
- Nín được tiểu nhưng trong khoảng thời gian ngắn, mất kiểm soát ngay khi thay đổi tư thế.
- Tiểu nhiều ban đêm.
- Cảm giác đau buốt, rát mỗi khi đi tiểu.
- Rò rỉ nước tiểu khi ngủ.
Triệu chứng tiểu không tự chủ là gì?
Hiện nay, để cải thiện chứng tiểu không tự chủ có rất nhiều cách như thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc tây hay sử dụng sản phẩm thảo dược. Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ giúp giảm triệu chứng nhưng chưa tác động được vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh là cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện.
Thanh Hà