Tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ xảy ra nhiều hơn so với nam giới và thường là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy cụ thể những bệnh đó là gì? Hãy xem bài viết này để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ giới là hiện tượng đi tiểu nhiều lần, mỗi lần chỉ ra một lượng ít, nước tiểu màu đỏ kèm cảm giác buốt rát. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu cho các chị em phụ nữ mà nó còn cảnh báo một số bệnh lý, trong đó chủ yếu là các bệnh trên hệ tiết niệu, cụ thể là:
Viêm nhiễm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh lý phổ biến nhất gây tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ. Nguyên nhân là do niệu đạo của phụ nữ ngắn và nằm gần với hậu môn nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào, gây viêm nhiễm.
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, dấu hiệu đầu tiên cảm nhận được chính là vùng bụng dưới đau buốt, lượng nước tiểu ít so với bình thường, nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Nếu để tình trạng này tiến triển nặng hơn còn có dịch chảy ra từ niệu đạo và tiểu ra máu.
Tiểu buốt tiểu rắt ra máu là dấu hiệu cảnh báo viêm đường tiết niệu ở nữ
Viêm âm đạo
Phụ nữ đi tiểu buốt, tiểu rắt ra máu có thể là do bị viêm âm đạo. Bệnh lý này xảy ra do một số nguyên nhân như: Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, đồ lót bị bẩn, nấm mốc,... Ngoài ra, chị em còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: Ngứa vùng kín, âm đạo tiết ra dịch có màu, mùi hôi, âm hộ sưng tấy,...
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là dạng nhiễm trùng tiết niệu phổ biến cả ở nữ giới và nam giới, nguyên nhân chủ yếu do các loại vi khuẩn, điển hình là E.Coli (90%), Chlamydia, Mycoplasma,... Chúng xâm nhập vào bàng quang thông qua niệu đạo và gây bệnh.
Triệu chứng đầu tiên của viêm bàng quang là tiểu rắt, người bệnh đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày. Sau đó, là triệu chứng tiểu buốt, nóng rát khi đi vệ sinh kèm đau tức bụng hoặc đau lưng. Một số người bệnh có thể đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu xuất hiện mùi hôi. Những triệu chứng này đem lại sự khó chịu, không thoải mái và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống thường ngày của các chị em phụ nữ.
Ngoài ra, nếu không có hướng điều trị kịp thời tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan đến cơ quan khác như thận, niệu quản,...
Viêm bàng quang là nguyên nhân phổ biến gây tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ
Viêm cầu thận
Khi cầu thận bị bệnh hoặc bị viêm có thể gây tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ. Bởi lúc này chức năng thải trừ bị ảnh hưởng dẫn đến lượng nước tiểu được lọc ra rất ít, dưới 500ml/ngày. Lượng nước thừa tích tụ trong cơ thể mà không được loại bỏ còn gây phù mu bàn chân, mí mắt.
Ngoài ra, khi cầu thận bị viêm còn khiến các lỗ lọc to ra khiến cho các phân tử có kích thước lớn như protein, hồng cầu thoát ra ngoài gây xuất hiện máu ở nước tiểu. Bệnh lý này có thể dẫn đến suy thận nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận
Sự tồn tại của sỏi trong bàng quang hoặc thận có thể gây tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ. Đây là những tinh thể hình thành từ các khoáng chất trong nước tiểu của bạn. Những viên sỏi lớn có thể gây ra tắc nghẽn đường niệu, ứ đọng nước tiểu, tiểu rắt.
Mặt khác, người bệnh còn có cảm giác đau rát, đau buốt khi đi tiểu nhất là phần thắt lưng. Tình trạng đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc xuất hiện thành từng cơn đột ngột dữ dội là lan xuống vùng bẹn sinh dục. Nguy hiểm hơn là dẫn đến viêm thận, làm ứ mủ ở thận, tiểu ra máu.
Những viên sỏi có thể gây tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ
U nang buồng trứng
Một dấu hiệu cảnh báo bệnh u nang buồng trứng mà chị em không thể bỏ qua đó là hiện tượng đi tiểu bất thường như tiểu buốt, tiểu rắt ra máu. Nguyên nhân chính là do khối u phát triển trên một hoặc cả hai buồng trứng, gây chèn ép bàng quang dẫn đến đau vùng chậu, tiểu buốt, muốn đi tiểu nhiều lần.
Ngoài ra, bệnh u nang buồng trứng ở nữ có thể gặp phải triệu chứng khác là: Chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt, đau âm ỉ vùng thắt lưng,...
Bệnh lậu ở đường tình dục
Lậu là một căn bệnh xã hội nguy hiểm lây qua đường tình dục, lây truyền qua đường máu. Thủ phạm gây ra bệnh lậu chính là song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này thường sinh sôi, phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt, nhiệt độ ấm, do đó chúng cư trú nhiều ở các vị trí như âm đạo, đường niệu đạo, hậu môn,...
Tỷ lệ mắc bệnh lậu ở nữ cao hơn nhiều so với nam giới, thường gặp ở độ tuổi 15-25 do quan hệ tình dục không an toàn. Tiểu buốt tiểu rắt ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lậu. Ở nữ có thêm triệu chứng là niệu đạo có màu đỏ, sưng phù nề, có nhiều khí hư màu vàng hoặc xanh mùi hôi. Đi tiểu nhiều lần, nước tiểu sẫm màu, ra máu âm đạo dù không ở kỳ kinh nguyệt, cảm giác đau khi quan hệ tình dục,...
Khi quan hệ cần có biện pháp phù hợp để tránh lây nhiễm bệnh lậu
Ung thư cổ tử cung
Theo thống kê của WHO, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ. Vào năm 2018, trên thế giới ước tính có khoảng 570.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung và khoảng 311.000 phụ nữ đã tử vong vì căn bệnh này. Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung (99%) đều có liên quan đến việc nhiễm virus HPV - một loại virus cực kỳ phổ biến lây truyền qua đường tình dục.
Các triệu chứng thường gặp của ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác nóng rát, đau buốt.
- Chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ.
- Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn so với chu kỳ bình thường, kinh nguyệt có màu đen sẫm,…
- Âm đạo tiết nhiều khí hư màu vàng, hoặc có lẫn máu, có mùi hôi khó chịu.
- Nếu tế bào ung thư lan đến các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan đó, mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân.
>>> Xem thêm: Cách chữa đi tiểu buốt đau bụng dưới. XEM NGAY!
Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ có nguy hiểm không?
Có thể thấy tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và tâm lý của các chị em. Nó tạo cảm giác không thoải mái, mất tự tin, lo lắng từ đó ảnh hưởng công việc và cuộc sống thường ngày. Nếu tiểu ra máu kéo dài thì cơ thể còn đối diện với tình trạng mất máu, chị em sẽ có các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu,…
Không chỉ vậy, tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ còn làm suy giảm chức năng tình dục do đau khi quan hệ, dễ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm, thậm chí là gây vô sinh. Tình trạng này để lâu sẽ tiến triển thành những bệnh nguy hiểm hơn, khó điều trị khỏi hoàn toàn và gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe. Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị.
Phụ nữ bị tiểu buốt, tiểu rắt ra máu nên đi khám càng sớm càng tốt
Điều trị tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ như thế nào?
Điều trị tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ giới bằng cách nào an toàn và hiệu quả nhất? Câu trả lời của các chuyên gia y tế là không có một cách nhất định nào mà phải tùy vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ và cơ địa của người bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số cách chữa tiểu buốt tiểu rắt ra máu phổ biến chị em có thể tham khảo.
Thảo dược trị tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ
Ở các bạn nữ, nếu mới xuất hiện tình trạng khó tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu thì nên đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và xin ý kiến điều trị kết hợp một số loại thảo dược như:
- Bạch tật lê: Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Iraq vào năm 2008 đã cho kết quả rằng: Dịch chiết từ quả, lá và rễ cây của bạch tật lê có tác dụng lợi tiểu, chống nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong dân gian, thường dùng trong trường hợp bị nhiễm khuẩn tiết niệu, đái dầm ở trẻ em. Do vậy chị em có thể dùng toàn cây để sắc nước uống mỗi ngày để hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt tiểu rắt ra máu.
- Hoàng cầm: Hoàng cầm là một vị thảo dược quý, có mặt trong nhiều bài thuốc cổ truyền, thường được dùng để cầm máu, trị tiểu rắt, tiểu buốt. Cơ chế giảm viêm bàng quang, bảo vệ đường tiết niệu của hoàng cầm đã được y học hiện đại chứng minh thông qua ức chế COX-2 (enzym cyclooxygenase-2 gây viêm và đau).
- Cỏ nhọ nồi: Thân, lá, và hoa cỏ nhọ nồi có chứa nhiều flavonoid, tanin cùng các thành phần hoạt chất khác có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh giúp ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là E.coli. Đồng thời, cỏ nhọ nồi còn tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn tác nhân gây viêm xâm nhập từ bên ngoài. Cách thực hiện là chuẩn bị 50g cỏ nhọ nồi cùng 100ml nước, giã nhuyễn lọc lấy nước cốt uống 2-3 lần/ngày.
- Lá trầu không: Có có tác dụng sát khuẩn, kháng nấm mạnh mẽ, dùng trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả nhờ trong cây có hàm lượng kháng sinh tự nhiên cao. Phụ nữ đi tiểu buốt và ra máu có thể uống nước cốt lá trầu không ngày 2 lần. Còn bã trầu không dùng để vệ sinh vùng kín giảm viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn có hại.
Thảo dược trị tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ có độ an toàn và hiệu quả cao
Thuốc tây chữa tiểu buốt và ra máu ở nữ giới
Dùng thảo dược có tác dụng hỗ trợ và không phải ai cũng phù hợp. Chính vì vậy, người bệnh sẽ cần dùng các loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là:
- Kháng sinh: Đối với tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ kháng sinh thường được dùng là quinolon, cephalosporin hoặc dạng kháng sinh kết hợp như Sulfamethoxazol-Trimethoprim, Amoxicillin – Acid clavulanic,... Là những kháng sinh phổ rộng vô cùng quan trọng được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gram (-) ở đường tiết niệu và đường tiêu hóa.
- Thuốc Metronidazol Micro®: Thuốc kháng khuẩn điều trị các viêm nhiễm phụ khoa, điều trị bệnh do amip, viêm niệu đạo và viêm âm đạo do Trichomonas, nhiễm khuẩn kị khí,...
- Nhóm kháng Alpha-1: Các loại thuốc trong nhóm này giúp giãn cơ bàng quang, thành mạch khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn. Điều này giúp bài tiết nước tiểu tốt hơn từ đó giảm triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu,...
- Nhóm thuốc giảm đau: Có thể dùng các loại thuốc giảm đau opioid hoặc Paracetamol để giảm bớt cơn đau nhức khó chịu do tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ gây ra.
Dùng thuốc là cách giảm nhanh tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ
Phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hoá trị
Trong trường hợp tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ kéo dài, là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm và không đáp ứng điều trị với thuốc thì các bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị. Cụ thể khi bị sỏi thận hay sỏi bàng quang gây tắc đường tiết niệu thì cần các biện pháp can thiệp loại bỏ sỏi như mổ nội soi để giúp lưu thông đường tiểu, giảm tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu. Còn trong trường hợp u nang quá lớn chèn ép bàng quang cần phẫu thuật loại bỏ u.
Người bệnh bị tiểu buốt, tiểu rắt ra máu do ung thư cổ tử cung thì có thể thực hiện phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung. Ngoài ra, có thể dùng xạ trị phối hợp hoá trị để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, các phương pháp này có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ vì vậy phải cân nhắc kỹ giữa lợi và hại trước khi thực hiện.
Thực hiện phẫu thuật trong trường hợp tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ dùng thuốc không hiệu quả
>>> Xem thêm: Cách chữa tiểu rắt cho bà bầu an toàn và hiệu quả tại nhà
Biện pháp phòng tránh tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ
Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy chúng ta nên chủ động phòng tránh bằng cách:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Việc này sẽ giúp thận được bài tiết tốt, tránh tích tụ độc tố, ngăn ngừa hình thành sỏi.
- Không nên nhịn tiểu: Khi nhịn tiểu sẽ khiến những chất trong nước tiểu bị ngưng đọng tạo sỏi, hơn nữa đây còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, khi có nhu cầu bạn nên đi tiểu ngay.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Sau khi đi tiểu hay đại tiện bạn cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ từ trước ra sau, theo thứ tự từ âm đạo đến hậu môn. Vào chu kỳ kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng một lần, dùng dung dịch vệ sinh để rửa nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập hậu môn lên niệu đạo.
- Chọn quần lót phù hợp: Nên mặc quần lót có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi, hạn chế mặc quần lót bó sát. Sau 3 tháng sử dụng nên thay quần lót mới tránh vi khuẩn tích tụ nhiều vi khuẩn có hại.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, súp lơ,... để tăng sức đề kháng cho cơ thể và tăng nồng độ acid trong nước tiểu giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại. Đồng thời hạn chế đồ cay nóng, chất kích thích.
Áp dụng một số biện pháp phòng tránh tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ
Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ cũng như nắm được những cách chữa trị và các biện pháp phòng tránh tình trạng này. Ngoài ra, nếu còn điều gì thắc mắc hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp sớm nhất cho bạn.