Tiểu đêm nhiều lần làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để hiểu rõ tiểu đêm là tình trạng như thế nào? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và các phương pháp điều trị và phòng bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này.

Tiểu đêm là tình trạng như thế nào?

Tiểu đêm được định nghĩa là tình trạng phải tỉnh dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu. Đồng thời, tình trạng này xảy ra trong khoảng thời gian dài, làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới tâm lý, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở người trên 50 tuổi, tuy nhiên trong xã hội hiện nay, số người trẻ tuổi gặp tình trạng này ngày càng tăng.

Bình thường, trong thời gian ngủ, cơ thể chúng ta sẽ tạo ra ít nước tiểu và cô đặc hơn. Do đó, hầu hết mọi người có thể ngủ yên giấc liên tục trong vòng 6-8 giờ và không cần phải thức dậy đi tiểu. Trường hợp bạn phải thức dậy đi tiểu quá 1 lần nhiều đêm liền  thì có thể chức năng thận - tiết niệu của bạn đang có vấn đề.

Tiểu đêm là tình trạng phải tỉnh dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu

Tiểu đêm là tình trạng phải tỉnh dậy nhiều hơn 1 lần vào ban đêm để đi tiểu

Những nguyên nhân gây ra tiểu đêm

Nguyên nhân gây ra tiểu đêm khá đa dạng, có thể do các bệnh lý liên quan tới hệ tiết niệu, hoặc đôi khi không phải. Cụ thể:

Các nguyên nhân không do bệnh lý

Lối sống sinh hoạt hàng ngày hay những thay đổi sinh lý khiến bạn gặp chứng tiểu đêm nhiều lần.

  • Do lối sống: Đây là nguyên nhân gây tác động trực tiếp tới việc tiểu đêm. Người bệnh có một hoặc nhiều thói quen như uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu,... Những điều này làm kích thích bàng quang và gây ra tiểu đêm.
  • Do quá trình lão hóa: Thực tế, chứng tiểu đêm thường gặp ở người lớn tuổi. Bởi theo thời gian, khi cơ thể dần lão hóa thì khả năng sản xuất hormon chống bài niệu cũng suy giảm, khả năng cô đặc nước tiểu giảm dẫn tới lượng nước tiểu tăng lên, đặc biệt vào ban đêm. Bên cạnh đó, trương lực cơ thắt bàng quang cũng suy yếu và lỏng lẻo khiến cho việc giữ nước tiểu trong bàng quang trở nên khó khăn hơn.
  • Do cơ sàn chậu và vùng chậu suy yếu: Điều này thường hay gặp ở phụ nữ mang thai và sinh đẻ nhiều lần.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc như thuốc lợi tiểu dùng trong điều trị bệnh tim mạch, thuốc thần kinh gây tác dụng phụ kích thích lên bàng quang,… cũng có thể gây ra tiểu đêm.

Các nguyên nhân do bệnh lý

Một số bệnh lý gây ra tiểu đêm nhiều lần như:

  • Bệnh bàng quang tăng hoạt (OAB): Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tình trạng tiểu đêm có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Những người mắc bệnh lý này sẽ có bàng quang rất nhạy cảm dễ bị kích thích phản xạ đi tiểu ngay cả khi bàng quang chưa đầy nước tiểu. Điều này sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác buồn đi tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm.
  • U xơ tiền liệt tuyến hoặc ung thư tiền liệt tuyến: Bệnh thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Khi khối u có kích thước lớn sẽ gây chèn ép, xâm lấn vào cổ bàng quang, gây ra kích thích  đi tiểu đêm, có thể kèm theo tiểu són hoặc tiểu gấp.
  • Các nguyên nhân khác như: Viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, suy thận, sỏi thận... Hoặc một số bệnh lý ngoài đường tiết niệu như tiểu đường, Parkinson, tổn thương cột sống thắt lưng- cùng, suy tim… cũng có thể gây ra chứng tiểu đêm nhiều lần.

Thận yếu, viêm đường tiết niệu, bàng quang tăng hoạt là nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu đêm

Thận yếu, viêm đường tiết niệu, bàng quang tăng hoạt là nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu đêm

Tiểu đêm nhiều có nguy hiểm không?

Bản chất tiểu đêm không nguy hiểm, nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang,… Do đó khi mắc vấn đề này, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Hơn nữa, tiểu đêm nhiều lần, kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh bao gồm::

  • Tiểu đêm nhiều lần khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, thiếu ngủ. Từ đó làm gia tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, rối loạn tâm sinh lý, suy giảm nhận thức,... Làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc
  • Tiểu đêm thường xuyên  có thể làm tăng khả năng suy yếu các cơ trong đó có cơ của bộ phận sinh dục dẫn đến giảm ham muốn tình dục của người bệnh.
  • Ở người cao tuổi mắc chứng tiểu đêm thường có nguy cơ cao xảy ra các tai biến như té ngã, gãy xương, đột quỵ,…

>>> Xem thêm: Những tác hại của việc đi tiểu đêm ở người già 

Phương pháp điều trị tiểu đêm hiệu quả

Như trên đã nêu, tiểu đêm kéo dài do nhiều nguyên nhân và gây ra nhiều hệ lụy xấu cho người bệnh. Do vậy, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị đúng, kịp thời. Việc điều trị thông thường bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật và các thảo dược bổ trợ.

Thuốc trị tiểu đêm phổ biến hiện nay

Việc dùng thuốc điều trị tiểu đêm còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân và trường hợp cụ thể. Các thuốc điều trị phổ biến hiện nay người bệnh có thể tham khảo, gồm:

  • Nhóm thuốc kháng cholinergic như: Oxybutynin, tolterodine (detrol, detrol LA), solifenacin (vesicare)... có tác dụng giảm co thắt các cơ bàng quang, nhờ đó giảm tình trạng mất kiểm soát bàng quang, hạn chế đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
  • Thuốc chống lợi niệu như desmopressin, vasopressin,… giúp thận giảm bài tiết nước tiểu trong đêm, từ đó làm giảm tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
  • Thuốc giảm kích thước tuyến tiền liệt: Các thuốc làm giảm kích thước tuyến tiền liệt trong trường hợp phì đại ở mức độ nhẹ đến trung bình như thuốc ức chế 5 alpha-reductase (finasteride, dutasteride). Hoặc nhóm thuốc chẹn alpha-adrenergic ( terazosin, alfuzosin), có thể giúp làm giảm chứng tiểu đêm và các vấn đề rối loạn đường tiểu khác do phì đại tuyến tiền liệt.
  • Ngoài ra, có thể bổ sung một số chất cần thiết giúp tăng cường chức năng thận- tiết niệu như L-arginine, Soy isoflavone, kẽm, iod…

Dùng thuốc tây y giúp làm giảm triệu chứng tiểu đêm nhanh

Dùng thuốc tây y giúp làm giảm triệu chứng tiểu đêm nhanh

Điều trị chứng tiểu đêm bằng phẫu thuật

Việc điều trị bằng phẫu thuật, thường chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt, khi các phương pháp điều trị khác thất bại hoặc trong một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Phẫu thuật cắt khối u tuyến tiền liệt ở nam giới, giải phóng chèn ép bàng quang (ung thư tuyến tiền liệt, phì đại lành tính tiền liệt tuyến giai đoạn 2,…). 
  • Phẫu thuật thay thế thận suy yếu do sỏi, viêm,...ở giai đoạn  muộn, thuốc không đáp ứng điều trị..
  • Phẫu thuật giải phóng chèn ép tủy sống, loại bỏ các khối u trong ổ bụng, vùng tiểu khung, gây chèn ép, kích thích bàng quang…

Sử dụng thảo dược thiên nhiên trị tiểu đêm

Ngoài việc điều trị theo tây y và phẫu thuật kể trên, thì việc sử dụng kết hợp thảo dược thiên nhiên hiện đang cho hiệu quả cao. Các vị thuốc thảo dược chữa tiểu đêm thường được nhắc đến bao gồm:

  • Bạch tật lê: Với công dụng chính là làm tăng trương lực cơ, giãn cơ trơn bàng quang. Đồng thời, giúp tăng khả năng chứa đựng và giữ nước tiểu của bàng quang, làm hạn chế tình trạng bàng quang kích thích gây ra đi tiểu đêm nhiều lần.
  • Hạt bí ngô: Năm 2014, một nhóm tác giả người Nhật Bản đã cho nghiên cứu, chứng minh rằng: Chiết xuất hạt bí ngô rất giàu vitamin, acid oleic và các chất vi lượng,… giúp tăng trương lực cơ vòng, cơ đáy bàng quang. Do đó, nó thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị hội chứng bàng quang kích thích và một số trường hợp viêm nhiễm đường tiết niệu, suy thận - là những nguyên nhân gây ra tiểu đêm.
  • Ngoài ra còn một số vị thuốc quý khác cũng được kể đến giúp hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần như: Cao chi tử, cao trinh nữ hoàng cung, cao hoàng cầm,…

Chiết suất hạt bí ngô giúp hỗ trợ điều trị tiểu đêm hiệu quả

Chiết suất hạt bí ngô giúp hỗ trợ điều trị tiểu đêm hiệu quả

>>> Xem thêm: 7 nguyên nhân khiến bạn mắc tiểu đêm 

Biện pháp phòng ngừa tiểu đêm nhiều lần

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa tiểu đêm hiệu quả như: 

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày: Bạn cần tránh lạm dụng, đặc biệt là trước khi đi ngủ, các thực phẩm và thuốc dễ gây kích thích bàng quang, như: Nhóm thuốc lợi tiểu, chè, cà phê, rượu, đồ uống có gas, thức ăn cay nóng,... 
  • Nên tạo thói quen uống đủ nước trong ngày, để tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối và giảm tình trạng cô đặc nước tiểu dẫn đến tích tụ vi khuẩn gây nhiễm trùng..
  • Xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh các tình trạng căng thẳng, stress,…
  • Cần có lối sống sinh hoạt tình dục hợp lý. Bởi việc quan hệ thiếu lành mạnh có thể là nguy cơ mắc các bệnh xã hội như lậu, giang mai,.... Cũng cần lưu ý, sau mỗi lần quan hệ, nên có thói quen vệ sinh sạch sẽ vùng kín, để tránh tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe và duy trì cân nặng hợp lý vì béo phì cũng là nguy cơ gây tiểu đêm nhiều lần do bàng quang chịu chèn ép. Đặc biệt, bạn có thể tập luyện các bài tập giúp tăng cường sức mạnh các cơ vùng chậu, bàng quang như bài tập Kegel.
  • Kết hợp sử dụng sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ phòng ngừa tái phát và điều trị tiểu đêm như: Bạch tật lê, hạt bí ngô, cao chi tử,... hoặc các dưỡng chất cần thiết như iod, kẽm, soy isoflavone, L-arginine… đều đặn hàng ngày, sẽ giúp tăng cường sức khỏe bàng quang và tăng chức năng thận- tiết niệu. Từ đó giúp bạn khỏi nguy cơ mắc chứng tiểu đêm.

Tóm lại:

Tiểu đêm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh. Việc điều trị có thể bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật và các thảo dược hỗ trợ. Hy vọng bài viết trên đây đã đem lại đầy đủ kiến thức cho bạn về chứng tiểu đêm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng comment ở bên dưới để được hỗ trợ.

 

http://baochinhphu.vn/Uploaded/buithuhuong/2020_11_30/thuoc-1126.jpg

https://namlimxanh.vn/wp-content/uploads/2018/09/tac-dung-cua-hat-bi-ngo-cung-cach-bao-quan-va-su-dung-hat-bi-ngo.jpg