Tiểu đêm nhiều lần gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sức khỏe của người mắc. Tuy nhiên, nhiều người lại để tình trạng này ngày càng trầm trọng, không phát hiện sớm để có phương pháp điều trị kịp thời. Vậy chẩn đoán tiểu đêm nhiều lần bằng cách nào? Làm sao để cải thiện chứng tiểu đêm nhiều lần? Để biết thêm thông tin hữu ích về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau đây!
Tiểu đêm nhiều lần do nguyên nhân nào gây nên?
Tiểu đêm nhiều lần là tình trạng phổ biến hiện nay. Chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính gây tiểu đêm nhiều lần là do cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, dẫn đến bàng quang kích thích. Thông thường, bàng quang có khả năng chứa đựng 400 - 620ml nước tiểu. Nhưng ở người mắc chứng bàng quang kích thích, chỉ một lượng nhỏ nước tiểu đã có cảm giác mắc tiểu, dẫn đến tiểu đêm nhiều lần.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp lý (ăn đồ chua, cay nóng), uống nhiều nước, cà phê, nước ngọt có ga vào buổi tối cũng là nguyên nhân gây kích thích bàng quang, dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
Nguyên nhân nào gây tiểu đêm nhiều lần?
>>> Xem thêm: Mắc tiểu đêm nhiều lần, ăn gì, uống gì để nhanh hết bệnh?
Chẩn đoán tiểu đêm nhiều lần bằng cách nào?
Để xác định mình có mắc chứng tiểu đêm nhiều lần hay không, bạn có thể ghi lại nhật ký đi tiểu (lượng nước uống vào và tần suất đi vệ sinh). Đồng thời, bạn cũng nên ghi tên loại thuốc đang dùng, bác sĩ sẽ xem xét nhật ký đi tiểu để xác định nguyên nhân gây tiểu đêm. Bên cạnh đó, chuyên gia sẽ hỏi bạn một số vấn đề như:
- Khi nào thì tình trạng tiểu đêm bắt đầu?
- Bạn cần đi tiểu bao nhiêu lần mỗi đêm?
- Lượng nước tiểu mỗi lần đi nhiều hay ít?
- Bạn có thói quen uống cafe mỗi ngày không, nếu có thì bao nhiêu cốc?
- Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có khiến bạn mất ngủ không?
- Chế độ ăn uống của bạn có thay đổi gì không? Bạn có thói quen ăn thực phẩm chua, cay vào buổi tối không?
Ngoài ra, chuyên gia có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm sau:
- Đo dung tích bàng quang: Bàng quang được làm đầy nhờ một ống dẫn. Thể tích đưa vào chính là dung tích bàng quang có thể chứa đựng. Mục đích của phương pháp này để xác định tiểu đêm nhiều lần có phải do bàng quang nhỏ hay không.
- Đo thể tích nước tiểu tồn đọng: Đo lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi tiểu tiện bằng một thiết bị siêu âm hoặc đặt ống dẫn trong bàng quang để xác định xem có phải do không đi tiểu hết khiến bàng quang nhanh đầy mới dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều lần không.
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này cho ta thấy dấu hiệu của bệnh lý nào đó hoặc nhiễm trùng.
Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán tiểu đêm nhiều lần
- Soi bàng quang: Phương pháp này được sử dụng để quan sát bên trong bàng quang và niệu đạo xem có dị vật hay sỏi hay không.
>>> Xem thêm: Làm sao để cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở nam giới hiệu quả?
Làm sao để cải thiện chứng tiểu đêm nhiều lần?
Tiểu đêm nhiều lần khiến người mắc mệt mỏi, chán nản, thậm chí nếu không cải thiện sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là một số cách giúp giảm tiểu đêm nhiều lần:
Chế độ ăn uống, lối sống hợp lý
- Hạn chế chất lỏng vào buổi tối (đặc biệt là cà phê, đồ uống chứa caffein và rượu).
- Hạn chế ăn những thực phẩm chua, cay.
- Thường xuyên tập luyện yoga, kegel để tăng cường sức khỏe, tăng cường cơ bàng quang, sàn chậu, giúp giảm tiểu đêm nhiều lần.
Dùng thuốc
- Nhóm thuốc kháng cholinergic (có thể làm giảm triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức).
- Nhóm thuốc lợi tiểu quai giúp hạn chế tình trạng hay tiểu đêm thông qua cơ chế kích thích thận tăng sản xuất nước tiểu cả ngày lẫn đêm.
- Nhóm thuốc an thần: Tiểu đêm khiến người mắc phải thức dậy nhiều lần giữa đêm, từ đó gây căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày. Để hạn chế tình trạng trên, bác sĩ có thể kê thêm thuốc an thần.
Vũ Hiền