Căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ có thể do nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Vậy căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc trên nhé!

Căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ là bệnh gì?

Căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ là hiện tượng bất thường và phần lớn đều xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý: Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Phụ nữ có đường niệu đạo ngắn hơn nam giới nên dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây tổn thương niêm mạc và phá hủy tế bào, dẫn đến viêm nhiễm, kích thích bàng quang, gây triệu chứng căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ.

Viêm âm đạo

Âm đạo của phụ nữ thường dài từ 8 – 11cm, nối tử cung và âm hộ. Khi bị viêm âm đạo có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Dịch âm đạo có mùi và màu lạ, đau rát âm đạo khi quan hệ, hay căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ,…

U nang buồng trứng

Người bị u nang buồng trứng giai đoạn đầu thường có dấu hiệu căng tức bụng dưới buồn tiểu. Khối u nang phát triển càng lớn, lấp đầy khoang bụng khiến áp lực tăng, gây chèn ép cơ quan trong vùng chậu, tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu ngày càng nghiêm trọng. 

Sỏi đường tiết niệu

Người bị sỏi đường tiết niệu có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau quặn bụng, đi tiểu liên tục, tiểu buốt, căng tức bụng dưới buồn tiểu,…

soi-tiet-nieu-gay-cang-tuc-bung-duoi.png

Sỏi đường tiết niệu có thể xuất hiện triệu chứng căng tức bụng dưới buồn tiểu

Viêm tuyến tiền liệt

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm tuyến tiền liệt, dẫn đến tổn thương, sưng đỏ, đau tức bụng dưới buồn đi tiểu. Người bị viêm tuyến tiền liệt có thể xuất hiện một số triệu chứng như tiểu liên tục, tiểu nhiều, căng tức bụng dưới buồn đi tiểu.

Bàng quang kích thích

Bàng quang kích thích là một trong những nguyên nhân gây căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ. Bình thường, bàng quang có khả năng chứa đựng 400 – 620ml nước tiểu, sau đó mới có cảm giác mắc tiểu. Tuy nhiên, ở những người cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, dễ dẫn đến bàng quang kích thích, gây nên tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu. 

Căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ cải thiện bằng cách nào?

Tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau:

Chế độ ăn uống hợp lý

Một số thực phẩm chua, cay,… có thể kích thích bàng quang, khiến cho tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu không may mắc phải rối loạn tiểu tiện này, bạn hãy tránh xa những thực phẩm có thể kích thích bàng quang nhé!

   Chế độ ăn uống hợp lý cải thiện tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ

Chế độ ăn uống hợp lý cải thiện tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu ở nữ

Rèn luyện thói quen đi tiểu 

Nhịn tiểu quá lâu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến căng tức bụng dưới buồn tiểu. Vì vậy, nếu mắc tiểu bạn chớ nên nhịn tiểu quá lâu, sao cho khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu khoảng 2 giờ là hợp lý. 

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược để cải thiện chứng căng tức bụng dưới buồn tiểu ngày càng phổ biến. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính bạch tật lê. Theo nghiên cứu năm 2008 ở Iraq, hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất hữu cơ cùng dung dịch nước từ quả, lá và rễ cây bạch tật lê được sử dụng làm thuốc chống nhiễm trùng đường tiết niệu. Không chỉ vậy, bạch tật lê còn có tác dụng làm tăng trương lực cơ, trong đó có các cơ kiểm soát phản xạ đi tiểu bình thường ở bàng quang và vùng chậu như cơ chóp, cơ thắt niệu đạo trong - ngoài, cơ sàn chậu; từ đó làm tăng sức khỏe của bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang; giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng căng tức bụng dưới buồn tiểu. Bạch tật lê còn chứa nhiều thành phần quý khác có tác dụng làm sạch các mô bàng quang, giữ cho đường tiết niệu khỏe mạnh, giảm sưng viêm, cân bằng lượng nước tiểu thích hợp.