Bàng quang tăng hoạt là “thủ phạm” gây nên các rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu đêm,... dẫn đến nhiều khó chịu, bất tiện. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Vậy cách cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt nhờ sản phẩm thảo dược như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng như thế nào?

Hiện nay, hội chứng bàng quang tăng hoạt khá phổ biến. Theo nghiên cứu, cứ 6 người trưởng thành thì có 1 người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt với các triệu chứng và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi với nguy cơ tăng dần. Nghiên cứu cho thấy rằng, phụ nữ có khả năng mắc bàng quang tăng hoạt cao hơn nam giới 4 lần.

Bàng quang là cơ quan có vai trò lưu trữ nước tiểu, khi nó chứa một lượng nước tiểu nhất định (thường từ 400 – 620ml) sẽ tạo áp lực lên thành bàng quang. Lúc này, bàng quang sẽ bắt đầu co bóp, cơ vòng mở dần và gây cảm giác buồn tiểu để tống nước tiểu ra bên ngoài. Nhưng ở những người bị hội chứng bàng quang tăng hoạt, cơ bàng quang sẽ co bóp ngay cả khi chưa chứa đầy nước tiểu, dẫn đến tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu đêm.

 

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng như thế nào?

Cách cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt

Một số lưu ý giúp cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt như:

Thay đổi thói quen ăn uống

Thói quen sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, đồ uống có ga sẽ gây rối loạn thần kinh bàng quang. Thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều vitamin C cũng sẽ kích thích bàng quang, dẫn đến các rối loạn tiểu tiện. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng bia, rượu, nước có ga và các đồ ăn cay chua nhiều vitamin C để cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Bài tập cơ sàn chậu

Cơ sàn chậu là giúp nâng đỡ bàng quang. Khi nhóm cơ này yếu đi sẽ làm giảm khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang. Chính vì vậy, bài tập rèn luyện cơ sàn chậu là phương pháp phổ biến để cải thiện các rối loạn tiểu tiện do bàng quang tăng hoạt.

Cố gắng kìm tiểu

Không nên đi tiểu ngay mỗi khi buồn tiểu, cố gắng kéo dài khoảng thời gian giữa 2 lần đi tiểu khoảng 2 giờ là hợp lý. 

Thuốc tây

Hiện nay, một số loại thuốc có tác dụng rất tốt trong điều trị bàng quang tăng hoạt như thuốc nhóm muscarin có giúp làm giảm sự co bóp của bàng quang. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng cũng cho thấy hiệu quả trong điều trị bàng quang tăng hoạt nhưng cơ chế chưa rõ ràng. Tuy nhiên, dùng thuốc tây có thể gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc. 

    Thuốc tây giúp cải thiện bàng quang tăng hoạt

Thuốc tây giúp cải thiện bàng quang tăng hoạt

Sử dụng thảo dược

Các nhà khoa học đã phát hiện ra tác dụng của bạch tật lê đối với những người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt (bàng quang kích thích) thông qua các thành phần của nó, bao gồm:

- Alcaloid trong hạt và kali clorid trong quả của bạch tật lê có tác dụng lợi tiểu. Phân đoạn alkaloid có tác dụng lợi niệu yếu ở những bệnh nhân bị cổ trướng và phù. 

- Bạch tật lê có tác dụng làm tăng trương lực cơ, trong đó có các cơ kiểm soát phản xạ đi tiểu bình thường ở bàng quang và vùng chậu như cơ chóp, cơ thắt niệu đạo trong - ngoài, cơ sàn chậu; từ đó làm tăng sức khỏe của bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang; giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng khi bàng quang hoạt động quá mức. 

- Bạch tật lê còn chứa nhiều thành phần quý khác có tác dụng làm sạch các mô bàng quang, giữ cho đường tiết niệu khỏe mạnh, giảm sưng viêm, cân bằng lượng nước tiểu thích hợp.

- Theo nghiên cứu năm 2008 ở Iraq, hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất hữu cơ cùng dung dịch nước từ quả, lá và rễ cây bạch tật lê được sử dụng làm thuốc chống nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Thực tế, việc dùng thảo dược tươi có một số hạn chế như sau:

+ Hàm lượng: Hàm lượng dược chất trong thảo dược tươi thường thấp. VD 10 kg dược liệu tươi mới được 1kg dược liệu khô, 10kg dược liệu khô được 1kg cao dược liệu,…

+ Độc tính: Dược liệu tươi dễ gây ngộ độc vì nguồn nguyên liệu không được kiểm duyệt chất lượng, không loại bỏ được vấn đề vi sinh, nhiễm kim loại nặng, thuốc trừ sâu,... 

+ Phân liều: Thảo dược tươi khó cân đong đo đếm liều dùng.

+ Bảo quản: Thảo dược khó quản bảo quản, dễ hỏng, dễ nhiễm vi sinh vật trong quá trình bảo quản.

Do đó, sản phẩm viên nén tiện dùng đã ra đời.

Thu Hiền