Đi tiểu nhiều lần tiểu buốt ở nữ giới gây nhiều rắc rối trong sinh hoạt và cuộc sống. Không chỉ vậy, đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ở đường tiết niệu. Việc điều trị đi tiểu nhiều lần tiểu buốt ở nữ giới bằng đông y ngày càng phổ biến. Vậy cụ thể như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây!

Đi tiểu nhiều lần tiểu buốt ở nữ giới ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người mắc?

Đi tiểu nhiều lần tiểu buốt ở nữ giới gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt, thậm chí sức khỏe của chị em. Cụ thể như sau:

Ảnh hưởng đến cuộc sống

Việc đi tiểu hơn 10 lần/ngày, kèm theo cảm giác đau buốt, khiến người mắc khó chịu, xấu hổ, tự ti với bạn bè, đồng nghiệp, tạo cảm giác ngại giao tiếp, sống khép mình, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm.

Ảnh hưởng đến công việc

Đi tiểu nhiều lần làm gián đoạn công việc, chất lượng giảm sút, thậm chí bị cấp trên trách mắng hay hỏng kế hoạch của công ty.

Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình

Tiểu nhiều lần tiểu buốt có thể làm gián đoạn “chuyện ấy”. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Đi tiểu nhiều lần tiểu buốt ở nữ có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu (thận, niệu đạo, bàng quang,…). Người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu, tiểu buốt, đôi khi có thể đau bụng dưới. 

Bài thuốc đông y giúp cải thiện đi tiểu nhiều lần tiểu buốt ở nữ giới

Sử dụng thuốc tây trong điều trị tiểu nhiều lần tiểu buốt có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chính vì thế, nhiều người lựa chọn bài thuốc đông y.

Bài thuốc 1

Chuẩn bị nguyên liệu: Lấy mỗi loại 20g: Thổ linh, mã đề, thương nhĩ, kim ngân.

Cách chế biến: Cho tất cả nguyên liệu vào, sắc thành thuốc uống mỗi ngày một thang để có hiệu quả tốt nhất.

Viêm bàng quang mãn tính 5.jpg

Bài thuốc đông y giúp cải thiện đi tiểu nhiều lần tiểu buốt ở nữ giới

Bài thuốc 2

Chuẩn bị nguyên liệu: Lấy mỗi loại 20g: Kim tiền thảo, đinh lăng, rau diếp, vỏ bí ngô và 16g trạch tả. 

Cách chế biến: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên, đem sắc thành thuốc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc 3

Chuẩn bị nguyên liệu: Lấy mỗi thứ 16g: Kim tiền thảo, thổ linh, đinh lăng, rễ cỏ tranh, cẩu tích, huyền sâm, kết hợp với thủy long 30g và 20g thục địa.

Cách chế biến: Cho tất cả nguyên liệu vào sắc lên uống mỗi ngày một thang. 

Bài thuốc 4

Chuẩn bị nguyên liệu: Theo đông y, sắn dây vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc thông đường tiết niệu. Rửa sạch củ sắn dây rồi thái thành những lát mỏng đem phơi khô hoặc có thể say rồi lọc, sau đó mới phơi khô, nghiền thành bột.

Cách chế biến: Lấy bột sắn dây hòa với nước uống hoặc có thể nấu thành bột ăn.

Bài thuốc 5

Chuẩn bị nguyên liệu: Bí xanh từ lâu đã được biết đến với công dụng lợi tiểu, giải độc, mát ruột. Chuẩn bị một quả bí xanh.

Cách chế biến: Sử dụng bí xanh đem gọt vỏ rồi giã và lọc lấy nước uống hoặc bạn luộc bí xanh lên ăn và uống cả nước luộc bí sẽ rất tốt cho sức khỏe.