Thói quen ăn uống cùng chế độ sinh hoạt có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người mắc chứng tiểu không tự chủ. Vì vậy, người mắc tiểu không tự chủ cần phải hết sức chú ý đến vấn đề này. Bài viết sau đây sẽ bật mí 5 thói quen mà bạn nên thực hiện hằng ngày để có thể kiểm soát chứng tiểu không tự chủ.

Tiểu không tự chủ là tình trạng như thế nào?

Tiểu không tự chủ là tình trạng mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện, dẫn đến sự rò rỉ nước tiểu ra ngoài ý muốn. Đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay, gây không ít ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc.

Tiểu không tự chủ - Nguyên nhân do đâu?

Đi tiểu là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể nhằm đào thải lượng chất độc hại ra ngoài. Vì thế, nếu bạn đang có những rối loạn tiểu tiện, tiêu biểu như tiểu không tự chủ thì rất có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có những tổn thương. 

Bình thường, lượng nước tiểu được chứa đựng trong bàng quang là 400 - 620ml. Tuy nhiên, khi các cơ bàng quang suy yếu, lượng nước tiểu trong bàng quang mới chỉ 100 - 150ml là đã gây ra cảm giác mắc tiểu. Chỉ cần một kích thích nhỏ như cười, ho, hắt hơi là người mắc đã muốn chạy vào nhà vệ sinh ngay lập tức, đôi khi còn són tiểu ra quần không kiểm soát được.

roi-loan-tieu-tien-do-bang-quang-kich-thich-1.jpg

Các cơ bàng quang suy yếu gây ra cảm giác mắc tiểu

5 thói quen giúp bạn kiểm soát chứng tiểu không tự chủ hiệu quả

Tiểu không tự chủ là căn bệnh ám ảnh với nhiều người, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, công việc và nhất là tâm lý. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng bệnh lý khó nói này? 5 thói quen trong cuộc sống thường ngày sau có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng tiểu không tự chủ hiệu quả:

 Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh 

Việc ăn uống như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tiểu không tự chủ. Vì vậy, đối với những người mắc chứng bệnh này thì ăn uống là điều cực kỳ quan trọng. Thực chất, trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn cần hạn chế một số nhóm thức ăn như: Các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,… Bởi đây là những thực phẩm có thể khiến bàng quang kích thích quá mức, biểu hiện bằng hàng loạt những rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu không tự chủ, tiểu đêm nhiều lần,…

Do đó, lời khuyên các chuyên gia dinh dưỡng dành cho bạn là nên ăn nhiều loại trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc. Đồng thời, bạn cũng nên chọn các loại thực phẩm từ sữa tách béo và thịt nạc sẽ giúp kiểm soát chứng tiểu không tự chủ. 

Tập thể dục thường xuyên 

Hãy trở nên năng động hơn bằng các bài tập vận động nhẹ nhàng như: Tập yoga, đạp xe hay chơi trò chơi là những hành động đều có ích cho sức khỏe của bạn và giúp cải thiện chứng tiểu không tự chủ hiệu quả. 

Không nên hút thuốc lá 

Hút thuốc có thể gây kích thích bàng quang, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn, thậm chí không kịp vào nhà vệ sinh có thể bị tiểu són ra ngoài. Chính vì vậy mà những người mắc chứng tiểu không tự chủ thì không nên hút thuốc.

tranh-xa-thuoc-la.jpg

Không nên hút thuốc lá

Giải tỏa căng thẳng 

Khi bạn bị stress, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất tên là corticotropin releasing factor hay còn được viết tắt là CRF. Đây là một chất trung gian hoá học có vai trò điều chỉnh chức năng của trung tâm cầu não chỉ huy hoạt động tiểu tiện. Nếu stress kéo dài và ngày càng nặng thì các chỉ số của CRF tăng lên đột ngột khiến cho bàng quang bị kích thích, tăng hoạt và dẫn đến chứng đi tiểu không tự chủ ở cả phụ nữ và nam giới. Vì vậy, giải tỏa căng thẳng cũng là một trong những cách cải thiện tiểu không tự chủ

Không nên lạm dụng thuốc 

Các loại thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng có tác dụng tăng trương lực cơ bàng quang, gây ức chế hệ thần kinh và bài tiết nước tiểu, giúp bạn hạn chế được tình trạng đi tiểu không tự chủ. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài thì các loại thuốc này giống như “con dao hai lưỡi” vô cùng nguy hiểm cho người mắc, bởi bạn dễ gặp phải các triệu chứng như: Buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tình dục, táo bón và nặng hơn là có nguy cơ dẫn đến tử vong. Do đó, bạn không nên lạm dụng các loại thuốc tây y để chữa chứng tiểu không tự chủ nếu không có chỉ định của chuyên gia.