Tiểu buốt đau bụng dưới khá phổ biến ở cả nam và nữ, gây không ít mệt mỏi và phiền toái cho người mắc. Vậy cách chữa đi tiểu buốt đau bụng dưới là gì? Có thể sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện tình trạng này không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để có câu trả lời cho thắc mắc trên nhé!
Nguyên nhân gây đi tiểu buốt đau bụng dưới
Một số nguyên nhân gây tiểu buốt đau bụng dưới bao gồm:
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang do loại vi khuẩn E.Coli gây ra. Tiểu buốt kèm đau bụng dưới là triệu chứng điển hình của bệnh.
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo có các dấu hiệu điển hình là tiểu buốt kèm đau bụng dưới. Bên cạnh đó, người mắc có thể tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu,…
Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo hay co thắt niệu đạo có thể là nguyên nhân tiểu buốt kèm đau bụng dưới. Bệnh do một số nguyên nhân sau:
- Phẫu thuật hoặc khi cơ thể bị chấn thương.
- Niệu đạo bị co thắt lại do viêm nhiễm.
Ngoài tiểu buốt kèm đau bụng dưới, tình trạng hẹp niệu đạo có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:
- Mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.
- Nước tiểu có mùi hôi, khó chịu.
- Đi tiểu nhiều lần.
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới trung niên, người bệnh có thể thấy buốt kèm đau bụng dưới khi đi tiểu.
Cách chữa đi tiểu buốt đau bụng dưới là gì?
Tiểu buốt đau bụng dưới cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các biến chứng tiêu cực. Do đó, việc sớm điều trị bệnh là hết sức cần thiết. Vậy cách chữa đi tiểu buốt đau bụng dưới là gì? Để cải thiện tình trạng tiểu buốt đau bụng dưới, có một số cách sau đây:
Đông y
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Cỏ bấc đèn, cam thảo mỗi vị 6g; Mộc thông, địa hoàng, túc cầm mỗi vị 12g; Lá tre 16g.
Liều lượng: Sắc 1 thang mỗi ngày để uống.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Thông thảo 6g; Nghiệt bì, biển súc, sài hồ, tịch lãnh, củ mạch mỗi vị 12g; Bồ công anh, tỳ giải mỗi vị 20g.
Liều lượng: Sắc 1 thang mỗi ngày để uống.
Thuốc tây
Một số nhóm thuốc giúp điều trị tiểu buốt đau bụng dưới như sau:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm cephalosporin thế hệ mới, quinolon,…
- Thuốc giảm đau: Nospa (tiêm hoặc uống), paracetamol, diclofenac, meteospasmyl,…
- Thuốc cầm máu: Tranexamic acid (tiêm hoặc uống), goserelin, flutamide,…
Sử dụng bài thuốc đông y đòi hỏi phải có nguyên liệu sạch, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và khi thực hiện tốn khá nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì. Thuốc tây mặc dù giúp giảm triệu chứng nhanh nhưng bệnh hay tái phát, sử dụng kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến người mắc. Chính vì vậy, nhiều người lựa chọn sản phẩm thảo dược, giúp tăng cường sức khỏe cơ bàng quang, chống viêm nhiễm, cải thiện tình trạng tiểu buốt đau bụng dưới tiện dùng, hiệu quả, an toàn.
Thuốc tây điều trị tiểu buốt đau bụng dưới
Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện tình trạng đi tiểu buốt đau bụng dưới
Nhận thấy ưu điểm của thảo dược, các nhà khoa học nước nhà đã nghiên cứu kỹ lưỡng và cho ra đời sản phẩm thảo dược với thành phần chính bạch tật lê giúp tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh (cơ bàng quang suy yếu, rối loạn). Đây là giải pháp giúp tăng cường trương lực cơ bàng quang, tăng khả năng kiểm soát hoạt động tiểu tiện. Theo nghiên cứu năm 2008 ở Iraq, hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất hữu cơ cùng dung dịch nước từ quả, lá và rễ cây bạch tật lê được sử dụng làm thuốc chống nhiễm trùng đường tiết niệu. Từ xa xưa, bạch tật lê đã có mặt trong những bài thuốc của người dân Ấn Độ giúp trị sỏi thận và đái dầm. Không chỉ vậy, bạch tật lê còn giúp tăng trương lực của cơ co thắt ở cổ bàng quang, cải thiện chứng tiểu buốt đau bụng dưới.
Bạch tật lê giúp cải thiện tiểu buốt đau bụng dưới
Bên cạnh bạch tật lê, sản phẩm còn được kết hợp thêm nhiều thảo dược quý khác như chiết xuất hạt bí ngô, cao chi tử, cao hoàng cầm, soy isoflavones, cao trinh nữ hoàng cung,… giúp giảm kích thích bàng quang, duy trì trương lực của cơ đáy và cơ vòng bàng quang, đảm bảo chức năng của bàng quang bình thường, do đó cải thiện chứng tiểu buốt đau bụng dưới hiệu quả.
Sản phẩm với thành phần chính bạch tật lê được xem là giải pháp tối ưu và toàn diện dành cho những người mắc chứng tiểu buốt đau bụng dưới.