Đái dầm khi ngủ là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến hiện nay. Vậy đái dầm khi ngủ có nguy hiểm không? Đái dầm khi ngủ nên dùng gì để cải thiện? Để biết câu trả lời cho những thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau!

Đái dầm khi ngủ có nguy hiểm không?

Đái dầm khi ngủ là tình trạng khá phổ biến hiện nay, nhất là ở người cao tuổi. Các chuyên gia cho biết: Đái dầm tuy không nguy hiểm ngay tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, tâm lý và thậm chí sức khỏe của người mắc. 

- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Đái dầm về ban đêm có thể là triệu chứng cho thấy cơ thể đang mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như bàng quang kích thích, hay phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường,…

- Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình: Đái dầm ướt hết chăn chiếu khiến người mắc tự ti, xấu hổ, không dám ngủ cùng ai. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

- Ảnh hưởng đến người thân: Đái dầm không chỉ khiến người mắc cảm thấy bất tiện, mà còn ảnh hưởng đến chính những người thân sống cùng họ. Đặc biệt, với người già thì hầu như họ không thể “dọn dẹp được bãi chiến trường” do bản thân gây ra, phải nhờ đến con cháu, rất bất tiện và phiền phức. 

- Giảm chất lượng cuộc sống: Những ảnh hưởng kể trên của đái dầm khiến chất lượng của người mắc bị suy giảm, họ thường xuyên mệt mỏi, chán nản, không muốn kết bạn với ai hay nói chuyện với người ngoài. Hơn thế nữa, nhiều người còn chia sẻ, họ tưởng chừng như bị trầm cảm khi mắc bệnh. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị.

mat-ngu.jpg

Ảnh hưởng đến sức khỏe là gây mất ngủ do đái dầm nhiều lần về đêm

Thường xuyên bị đái dầm uống gì?

Hiện nay, người mắc chứng đái dầm có nhiều lựa chọn trong điều trị, từ bài thuốc đông y đến các thuốc tây y. 

- Một số thuốc tây y có thể được bác sĩ chỉ định như nhóm thuốc kháng cholinergic, giúp làm giãn cơ trơn bàng quang thông qua sự ngăn chặn thụ thể acetylcholine, từ đó giúp làm kích thích bàng quang, cải thiện rối loạn tiểu tiện như đái dầm; Nhóm thuốc chẹn alpha – 1, hoạt động bằng cách làm tăng trương lực cơ ở bàng quang, giúp bàng quang thư giãn và mở ra dễ dàng, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng tiết niệu như đái dầm. 

Tuy nhiên, việc dùng thuốc chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt, giúp giảm triệu chứng chứ không tác động vào nguyên nhân “gốc rễ” gây đái dầm (cơ bàng quang suy yếu, rối loạn). Hơn thế nữa, dùng thuốc còn có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc như khô miệng, táo bón, mệt mỏi,...

Bên cạnh việc dùng thuốc thì nhiều người lựa chọn các phương thuốc dân gian để cải thiện tình trạng đái dầm. Cụ thể như sau:

- Nước ép nam việt quất chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang - những nguyên nhân gây đái dầm. Vì vậy nên uống mỗi ngày một ly nước ép này để cải thiện tình trạng bệnh.

- Bột mù tạt có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và giảm đái dầm hiệu quả. Do đó, bạn có thể trộn một thìa nhỏ bột mù tạt trong sữa rồi khuấy đều và uống.

- Rau ngót chứa nhiều vitamin C, một số khoáng chất khác như canxi, đạm, photpho,… có lợi cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt, giảm táo bón, điều trị đái tháo đường và đái dầm. Cách thực hiện: Có thể sử dụng rau ngót để nấu canh hoặc giã nát hay đun sôi lấy nước uống đều được. Nên thực hiện liên tục 2 - 3 ngày, mỗi ngày 2 lần, tình trạng đái dầm sẽ cải thiện.

Những bài thuốc dân gian tuy có ưu điểm là an toàn, lành tính, hiệu quả đã được chứng minh. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đang còn tồn tại nhiều hạn chế như: Cần tốn công đun sắc, với mỗi thành phần không biết hàm lượng bao nhiêu thì mới mang lại hiệu quả, có thể chứa nhiều hóa chất bảo vệ thực vật,...