Hay mắc tiểu là tình trạng phổ biến, gây nhiều tình huống dở khóc, dở cười cho người mắc. Hiện nay, nhiều người không biết nguyên nhân dẫn đến chứng hay mắc tiểu là gì và làm sao để cải thiện tình trạng này hiệu quả? Nếu có chung những thắc mắc trên, mời bạn đọc tìm hiểu bài viết sau để có thêm thông tin hữu ích.

Hay mắc tiểu là tình trạng như thế nào?

Thông thường, mỗi ngày chúng ta uống 1,5 – 2 lít nước, thận lọc nước tiểu đẩy xuống bàng quang. Khi bàng quang đầy (400 - 620ml nước tiểu) sẽ gửi tín hiệu đến thần kinh trung ương, tạo cảm giác buồn tiểu, nước tiểu được bàng quang đưa ra ngoài qua niệu đạo. 

Trung bình một người đi tiểu 5 – 7 lần/ngày. Những người đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày được gọi là hay mắc tiểu.

Nguyên nhân dẫn đến chứng hay mắc tiểu là gì?

Nhiều người thường thắc mắc nguyên nhân gây hay mắc tiểu là gì? Sau đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

Bàng quang tăng hoạt (bàng quang kích thích)

Bàng quang là cơ quan chứa đựng nước tiểu từ thận, sau đó sẽ qua niệu đạo và được đưa ra ngoài. Thông thường, khi bàng quang đầy (400 – 620ml nước tiểu) sẽ gửi tín hiệu lên trung tâm mót tiểu ở đại não, gây ra phản xạ buồn tiểu. Nhưng người mắc chứng bàng quang tăng hoạt, cơ bàng quang suy yếu thì chỉ với một lượng nhỏ (100 – 150ml) nước tiểu đã gây kích thích, khiến cảm giác mắc tiểu đến sớm hơn. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hay mắc tiểu. 

Mang thai và sinh con

Trong quá trình mang thai, bàng quang chịu sức ép của thai nhi một thời gian dài làm trương lực cơ bàng quang giảm, khả năng đàn hồi kém, dẫn đến việc giữ nước tiểu kém hơn trước. Thêm vào đó, trong quá trình sinh con thì cơ sàn chậu, bàng quang cũng bị tổn thương, làm giảm khả năng chứa đựng nước tiểu, dẫn đến hay mắc tiểu.

co-thai-de-bi-bang-quang-kich-thich.jpg

Quá trình mang thai, bàng quang chịu sức ép của thai nhi dẫn đến hay mắc tiểu

Cắt bỏ tử cung

Theo nghiên cứu ở Mỹ, trong 600.000 phụ nữ Mỹ can thiệp cắt bỏ tử cung mỗi năm thì khoảng 45% có các triệu chứng hay mắc tiểu, tiểu không kiểm soát sau phẫu thuật. Điều này được giải thích bởi vị trí của tử cung và bàng quang gần nhau nên những phẫu thuật ở tử cung có thể gây ra tổn thương đám rối thần kinh ở khu vực này, hoặc tạo ra lỗ rò giữa niệu đạo, bàng quang và âm đạo, dẫn đến rối loạn tiểu tiện như hay mắc tiểu.

Lão hóa

Người lớn tuổi dễ gặp tình trạng hay mắc tiểu bởi chức năng các cơ quan của họ giảm, bao gồm cả bàng quang, làm giảm khả năng chứa đựng nước tiểu, dẫn đến tình trạng hay mắc tiểu.

Ngoài ra có một nguyên nhân khác như tổn thương não từ một cơn đột quỵ hoặc mất trí nhớ, gây trở ngại cho khả năng điều khiển của hệ thống thần kinh trung ương khi gửi các tín hiệu đến bàng quang cũng gây hay mắc tiểu.

Ung thư tuyến tiền liệt

Ngoài lão hóa, quá trình phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt có thể khiến cho cơ vòng bàng quang bị tổn thương nên khó kiểm soát hoạt động tiểu tiện như chứng hay mắc tiểu.

Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây tắc nghẽn, cản trở dòng chảy của nước tiểu, làm nặng hơn chứng hay mắc tiểu. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở nam giới tuổi trung niên và ngày càng có xu hướng gia tăng. 

Tiểu đường

Sự gia tăng lượng đường trong máu có thể làm tăng sản lượng nước tiểu, dẫn đến tình trạng hay mắc tiểu.

Béo phì

Những người béo, cân nặng tăng gây áp lực bàng quang, làm giảm khả năng chứa đựng nước tiểu, khiến bạn hay mắc tiểu.

-son-tieu-sau-sinhca-hon-binh-thuong.webp

Những người béo, cân nặng tăng gây áp lực bàng quang dẫn đến hay mắc tiểu

Cải thiện chứng hay mắc tiểu từ những nguyên liệu quanh ta 

Khoảng 300 năm trước, một vị lương y nhà họ Lê đã phát hiện ra sự kết hợp của ích trí nhân, phá cố chỉ, ngũ gia bì gai, đậu đen xanh lòng có tác dụng tăng cường cơ bàng quang, cải thiện chứng hay mắc tiểu hiệu quả. Đây đều là những nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với tác dụng của từng thành phần như sau:

Ích trí nhân 

Từ lâu đông y đã dùng ích trí nhân để chữa chứng tiểu són, tiểu đêm, hay mắc tiểu. Bởi đây là vị thuốc có tác dụng chống viêm và ức chế thụ thể muscarinic, làm giảm co thắt cơ trơn bàng quang và các cơn són tiểu, tiểu nhiều. Ngoài ra, ích trí nhân còn có tác dụng tăng cường cơ bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu.

Phá cố chỉ

Phá cố chỉ chứa propiverine có tác dụng trong điều trị các rối loạn đường niệu và chứng tiểu không tự chủ, hay mắc tiểu. 

Ngũ gia bì gai

Dân gian từ xưa thường dùng vỏ rễ và vỏ thân của cây ngũ gia bì gai (Acanthopanax senticosus) cho các trường hợp tỳ thận hư yếu, hay mắc tiểu. 

Đậu đen xanh lòng

Đậu đen xanh lòng có tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận, tăng cường hiệu quả của bài thuốc, cải thiện chứng tiểu không tự chủ, hay mắc tiểu.

Sự kết hợp của các vị thuốc trên sẽ giúp tăng cường chức năng cơ bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu, giảm tình trạng hay mắc tiểu.

Cách sử dụng: Lấy ích trí nhân, phá cố chỉ, ngũ gia bì gai mỗi thứ 100g và 150g đậu đen xanh lòng cho vào sắc lấy nước uống. Kiên trì sử dụng hàng ngày sẽ thấy cải thiện tình trạng hay mắc tiểu.