Tiểu không kiểm soát là bệnh khó nói gây và ngày càng có xu hướng gia tăng. Tình trạng này gây không ít phiền toái cho người mắc. Nhiều khi chỉ cần một kích thích nhỏ như ho, hắt hơi đã gây són tiểu ra quần. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tiểu không kiểm soát và làm sao để cải thiện tình trạng này hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Tiểu không kiểm soát là gì?

Tiểu không không kiểm soát (tiểu không tự chủ, tiểu són) là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài ý muốn, thậm chí nhiều trường hợp còn phải mang tã để phòng tránh những tai nạn không đáng có. Tiểu không kiểm soát ngày càng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng tỷ lệ tăng lên ở người cao tuổi và phụ nữ. 

Nguyên nhân nào dẫn đến tiểu không kiểm soát?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu không kiểm soát, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Bàng quang kích thích (bàng quang tăng hoạt)

Chuyên gia cho biết bàng quang kích thích là nguyên nhân chính dẫn đến tiểu không kiểm soát. Bàng quang kích thích là tình trạng các cơ bàng quang bị suy yếu dẫn đến giảm khả năng chứa đựng nước tiểu. Thông thường, bàng quang có khả năng chứa đựng 400 – 620ml nước tiểu, nhưng ở những người mắc hội chứng bàng quang kích thích thì chỉ với một lượng nhỏ nước tiểu đã xuất hiện cảm giác buồn tiểu, nếu người mắc không kịp vào nhà vệ sinh thì sẽ dẫn đến tiểu không kiểm soát. 

bang-quang-tang-hoat.jpg

Bàng quang kích thích là nguyên nhân chính dẫn đến tiểu không kiểm soát

Chế độ ăn uống

Uống quá nhiều nước, đặc biệt là trong một thời gian ngắn, làm tăng lượng nước tiểu, tăng nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát.

Tiểu không kiểm soát có thể xuất phát từ nguyên nhân bổ sung quá nhiều thực phẩm và đồ uống kích thích bàng quang. Đó là: Đồ uống có gas, trà, cà phê, các loại thực phẩm và đồ uống nhiều đường,... 

Dùng thuốc

Thuốc tim mạch, huyết áp, an thần, giãn cơ và các thuốc khác gây kích thích bàng quang, tăng nguy cơ mắc tiểu không kiểm soát.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể kích thích bàng quang, gây co bóp liên tục, dẫn đến tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát. Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người mắc còn có cảm giác nóng rát khi đi tiểu và nước tiểu có mùi hôi.

Táo bón

Trực tràng nằm gần bàng quang và có chung nhiều dây thần kinh. Khi táo bón, phân cứng trong trực tràng làm cho các dây thần kinh hoạt động quá mức, gây tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát.

Tuổi tác

Tiểu không kiểm soát thường gặp nhiều ở người lớn tuổi bởi chức năng của các cơ quan suy giảm, bao gồm cả cơ bàng quang, làm giảm khả năng chứa đựng nước tiểu, dẫn đến tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát. 

Phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ mãn kinh sẽ sản xuất ít estrogen (hormone giúp cho niêm mạc, cơ của bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh) hơn, làm giảm khả năng chứa đựng nước tiểu trong bàng quang, gây tiểu không kiểm soát.

Cắt bỏ tử cung

Ở phụ nữ, bàng quang, tử cung nằm sát nhau, được hỗ trợ bởi cùng nhóm cơ và dây chằng. Vì vậy việc phẫu thuật tử cung có thể làm tổn hại cơ hỗ trợ vùng chậu (cơ nâng đỡ bàng quang), gây rối loạn, giảm thể tích nước tiểu được chứa đựng, dẫn đến tiểu không kiểm soát.

Phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo nên nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ gây cản trở dòng nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo, dẫn đến tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát. Tình trạng này gặp phổ biến ở nam giới ngoài 40 tuổi.

phi-dai-tien-liet-tuyen.png

Phì đại tuyến tiền liệt sẽ gây tiểu dẫn đến tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát

Yếu tố cản trở dòng chảy của nước tiểu

Khối u, sỏi (sỏi bàng quang, thận, niệu đạo) đường tiết niệu có thể cản trở dòng chảy bình thường của nước tiểu và gây ra tiểu không kiểm soát. 

Phương pháp cải thiện tiểu không kiểm soát 

Tiểu không kiểm soát gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và cả sức khỏe của người mắc. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo:

Tiêm botulinum toxin loại A

Tiêm botulinum toxin loại A (botox) vào cơ bàng quang có lợi cho những người mắc tiểu không kiểm soát do bàng quang hoạt động quá mức. 

Tiêm Bulking

Bulking là vật liệu như collagen, zirconi, hạt carbon, tiêm vào các mô xung quanh niệu đạo, giúp giảm sự rò rỉ nước tiểu. Tuy nhiên nhược điểm là phải tiêm lặp lại sau 6 đến 18 tháng.

Kích thích thần kinh xương cùng

Phương pháp này sử dụng một thiết bị cấy dưới da ở mông. Dây từ thiết bị được kết nối với dây thần kinh xương cùng - dây thần kinh quan trọng trong việc kiểm soát bàng quang. Từ đó, giúp kiểm soát bàng quang, cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát hiệu quả.

Thay đổi lối sống

Một số phương pháp thay đổi lối sống cũng được các nhà khoa học khuyến nghị khi mắc tiểu không kiểm soát như:

- Chế độ ăn uống hợp lý, tránh các chất kích thích bàng quang, đồng thời kết hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, hoa quả tươi.

- Tập thể dục thường xuyên (bài tập kegel, yoga) làm tăng cường cơ sàn chậu, cơ bàng quang, cải thiện tiểu không kiểm soát.