Bất kỳ rối loạn tiểu tiện nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến người mắc, đặc biệt là tình trạng tiểu lắt nhắt tiểu buốt. Vậy tiểu lắt nhắt tiểu buốt nguy hiểm như thế nào? Sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện tình trạng tiểu lắt nhắt tiểu buốt có được không? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc trên nhé!
Tiểu lắt nhắt tiểu buốt có nguy hiểm không?
Tiểu lắt nhắt tiểu buốt gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Thậm chí, tiểu lắt nhắt tiểu buốt còn có thể tiềm ẩn một số bệnh lý như:
- Nhiễm trùng đường tiểu: Đây là nguyên nhân thường gặp gây tình trạng tiểu buốt. Một số loại vi khuẩn, đặc biệt là E. coli dễ dàng xâm nhập vào đường tiểu, gây nên bệnh nhiễm trùng, dẫn đến tiểu lắt nhắt tiểu buốt.
- Bệnh tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 do cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa qua nước tiểu nên thường xuyên đi tiểu, thậm chí có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu, dẫn đến tiểu lắt nhắt tiểu buốt.
Tiểu lắt nhắt tiểu buốt có nguy hiểm không?
- Các vấn đề về tuyến tiền liệt: Nam giới trung niên dễ gặp các vấn đề về tuyến tiền liệt, dẫn đến tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều. Điều này được giải thích bởi tuyến tiền liệt phì đại có thể ép vào niệu đạo và làm chặn dòng chảy của nước tiểu, gây kích thích bàng quang, dẫn đến cảm giác muốn đi tiểu ngay cả khi bàng quang chỉ chứa ít nước tiểu.
- Đột quỵ và các bệnh về thần kinh: Thần kinh trung ương có vai trò điều khiển các hoạt động trong cơ thể, trong đó bao gồm nhiệm vụ kiểm soát tiểu tiện. Khi hệ thần kinh bị ảnh hưởng thì phản xạ đi tiểu cũng diễn ra không đúng lúc, dẫn đến tiểu không kiểm soát, trầm trọng hơn có thể tiểu lắt nhắt, tiểu buốt.
- Bàng quang kích thích: Theo chuyên gia, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng tiểu lắt nhắt tiểu buốt là do cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, dẫn đến bàng quang kích thích. Bình thường, bàng quang có khả năng chứa đựng 400 – 620ml nước tiểu. Sau khi đầy, tín hiệu mắc tiểu mới được gửi đến trung tâm mót tiểu ở não. Tuy nhiên, ở những người cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, chỉ cần một lượng nhỏ nước tiểu đã phải vào nhà vệ sinh, dẫn đến tình trạng tiểu lắt nhắt, kéo dài có thể kèm theo tiểu buốt.
Tiểu lắt nhắt tiểu buốt cải thiện bằng cách nào?
Tình trạng tiểu lắt nhắt tiểu buốt có thể cải thiện bằng một số biện pháp sau:
Thuốc tây
- Thuốc kháng sinh: Nếu tiểu lắt nhắt tiểu buốt do viêm nhiễm đường tiết niệu có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
- Thuốc giảm đau, chống viêm: Nhóm thuốc này được sử dụng để giảm tình trạng đau buốt khi đi tiểu,…
- Thuốc chẹn kênh alpha: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giãn cơ bàng quang, điều hòa hoạt động tiểu tiện. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây hạ huyết áp nên cần lưu ý khi sử dụng cho người bị huyết áp thấp.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Người mắc nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, đồng thời tập thể dục thường xuyên (kegel, yoga,…) để tăng cường sức khỏe cơ bàng quang, hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu lắt nhắt tiểu buốt.
Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện tình trạng tiểu lắt nhắt tiểu buốt